Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp

Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp
Ngày đăng: 12/09/2014

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.

Theo tính toán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong nửa đầu năm 2014, Việt Nam đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 8 tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước XK lớn tại châu Á là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn nhất tại thị trường này. Các nước XK lớn mực, bạch tuộc khác như Mauritania, Senegal, Morocco, Trung Quốc, Peru lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch NK của Pháp. Còn Tây Ban Nha lại cạnh tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ tại Pháp khi chiếm từ 45-50% tổng giá trị NK của Pháp.

Được đánh giá là một trong những thị trường ưa chuộng nhập khẩu (NK) sản phẩm thủy sản cao cấp, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 34 kg/năm, sản xuất và khai thác thủy sản trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây, Pháp liên tục đẩy mạnh NK với giá trị NK tăng trung bình hàng năm từ 6,75-12%. Ước tính, trung bình hàng năm, nước này chi từ 1,3-1,8 tỷ USD cho NK thủy sản. Trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm từ cá biển, tiếp đó là nhóm sản phẩm giáp xác (nhất là tôm), sau đó mới tới mực, bạch tuộc chiếm khoảng 10% tổng giá trị NK.

Theo tính toán, tiêu thụ thủy sản của Pháp mỗi năm khoảng 22,5 kg/người cho các phẩm cá biển và 11,5 kg/người đối với sản phẩm động vật có vỏ (nhất là sò điệp), tôm và mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, NK mực, bạch tuộc của nước này được đánh giá là ổn định trong khu vực. Nửa đầu năm nay, mực, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm từ 60-75% tổng giá trị của Pháp. Tuy nhiên, giá trị NK lại giảm từ 8 - 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị NK mặt hàng mực chế biến lại tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, còn nhóm mực, bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh lại ổn định.

Vấn đề giá cả không còn là ưu tiên quan trọng nhất của khách hàng Pháp trong nửa đầu năm nay, cung ứng ổn định các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, chất lượng tốt mới là mối lưu tâm của thị trường này. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đó thì Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Náo Loạn Vì Bệnh Bò Điên Ở California Náo Loạn Vì Bệnh Bò Điên Ở California

Mỹ - nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới – ngày 25/4 (giờ Việt Nam) cho biết đã phát hiện một trường hợp bò điên ở bang California. Nước này cũng đang ra sức trấn an người tiêu dùng trên toàn thế giới.

26/04/2012
Hàng Trăm Hécta Ngao Ở Thái Bình Chết Hàng Loạt Hàng Trăm Hécta Ngao Ở Thái Bình Chết Hàng Loạt

Những ngày gần đây, thời tiết nắng gắt, oi nồng, gây cảm giác khó chịu nhưng với người dân vùng biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì cái nắng này còn mang vị mặn chát của nước mắt.

01/05/2012
Nuôi Ba Ba Cải Thiện Thu Nhập Nuôi Ba Ba Cải Thiện Thu Nhập

Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16/07/2011
Con Dông Mở Hướng Làm Giàu Con Dông Mở Hướng Làm Giàu

Con dông (hay kỳ nhông) là một loại bò sát thường sống trong môi trường tự nhiên cũng như đang được nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thực ở thôn Nam Hà, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà mạnh dạn đưa dông về miền đất đỏ cao nguyên để nuôi thử nghiệm và đã có kết quả.

01/05/2012
Tỷ Phú... Dừa Tỷ Phú... Dừa

Trong số hàng ngàn hộ nông dân trồng dừa thì gia đình ông Trần Văn Lẹ, SN 1964, ấp Phú Quới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Bắc là một điển hình.

02/05/2012