Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo dịch hại đầu vụ

Nỗi lo dịch hại đầu vụ
Ngày đăng: 19/11/2015

Ông Lê Văn Tài thăm đồng thường xuyên, theo dõi sát mật độ rầy nâu trên ruộng để kịp thời phòng trị.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, năm nay do lũ nhỏ, lượng phù sa vào nội đồng ít, nên có khả năng bà con sẽ tốn thêm chi phí phân bón.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo nông dân chú ý đến đối tượng gây hại đầu vụ là ốc bươu vàng, chuột.

Mưa nhiều trong những ngày đầu xuống giống đã làm diện tích lúa của ông Nguyễn Văn Phó, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thiệt hại khoảng 50%.

Mặc dù đã tốn nhiều công xử lý đất kỹ lưỡng, nhưng ông Phó vẫn không thể tránh khỏi những trở ngại đầu vụ do ốc bươu vàng phá hoại.

“Lúa mới sạ bị ngập nước rồi ốc bươu vàng cắn phá dữ dội không kiểm soát nổi.

Tôi phải mua giống sạ giặm thêm.

Đầu vụ mà chỉ tính tiền thuốc trừ ốc và tiền giống sạ giặm đã tốn trên 4 triệu đồng rồi.

Thời tiết bây giờ thất thường quá, nên không đoán trước được.

Vụ này chắc dịch bệnh nhiều, tôi cũng ngán ngại quá!”, chỉ tay về phía ruộng lúa mọc lưa thưa, ông Phó buồn bã nói.

Bên cạnh ốc bươu vàng thì rầy nâu cũng là vấn đề khiến nhà nông lo lắng.

Tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, nhiều nông dân đã đồng loạt xuống giống sớm để né rầy.

Đang canh tác 6,5ha lúa thuộc cánh đồng lớn xã Vị Thanh, ông Lê Văn Tài, cư ngụ tại ấp 10, xã Vị Trung, cho biết: “Tôi thấy đã có rầy trên ruộng, nhưng mật số thấp, chưa đầy 50 con/m2, vẫn trong tầm kiểm soát.

Dù vậy, tôi không phun trị ngay, mà thực hiện theo khuyến cáo là chỉ dùng thuốc từ 30-40 ngày trở lên để giữ thiên địch.

Sâu rầy xuất hiện với mật số còn ít sẽ bị thiên địch tiêu diệt, nên mình không phải lo”.

Ngành bảo vệ thực vật tỉnh đã khuyến cáo nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, hạn chế chi phí phân thuốc.

Ông Đinh Quốc Toàn, cán bộ bảo vệ thực vật xã Vị Thanh, cho biết: “Ở vụ Đông xuân này, chúng tôi khuyến cáo bà con hạn chế tối đa phân thuốc trong 30-40 ngày đầu sau sạ.

Đồng thời phổ biến chương trình 1 phải - 5 giảm (dùng giống lúa xác nhận - giảm lượng nước vừa đủ; giảm thất thoát sau khi thu hoạch; giảm lượng giống; giảm lượng thuốc; giảm phân bón); hướng dẫn bà con sử dụng thuốc 4 đúng tùy theo từng loại sâu bệnh tấn công (đúng thuốc - đúng lúc - đúng liều lượng - đúng cách); sử dụng nấm xanh để tiêu diệt sâu rầy…

Năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, ngành chuyên môn cũng dự báo các loại sâu bệnh hại có khả năng sẽ xuất hiện trong vụ này là rầy nâu, chuột, nhện gié...

Do vậy, sau khi gieo sạ, nông dân cần thăm đồng thường xuyên, sớm phát hiện sâu bệnh và dùng thuốc đặc trị để phun xịt đúng lúc, hạn chế sử dụng thuốc hóa học để tránh tác động vào môi trường, tiết kiệm chi phí.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định, lúa vụ Đông xuân năm nay có khả năng sẽ không tốt bằng các năm trước, bởi chất dinh dưỡng trong đất ít.

Do vậy, có thể nông dân sẽ tốn thêm chi phí phân bón.

Tuy nhiên, liều lượng khi sử dụng phân bón phải cân đối với mật độ gieo sạ.

Nếu nông dân bón nhiều đạm, sẽ kéo theo sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn sẽ xuất hiện.

“Đặc biệt bà con cũng cần theo dõi sát mật độ rầy nâu xuất hiện trên ruộng.

Không phun thuốc trừ rầy sớm, mà chỉ phun khi chúng xuất hiện với mật số 2-3 con/tép, mặt khác lợi dụng thiên địch và sử dụng nấm xanh tiêu diệt.

Vụ này, bù lạch cũng có khả năng xuất hiện nhiều, do đó cần cân đối tốt lượng nước và phân bón trên ruộng, nếu xuống giống đồng loạt sẽ kiểm soát được đối tượng này.

Bà con cũng cần đề phòng khả năng chuột xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu và cuối vụ để chủ động các biện pháp bảo vệ mùa màng”, ông Thể khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn Phấn đấu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn

Nghệ An đang đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 46.000 tấn.

12/11/2015
Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm Toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 23.300 lồng nuôi tôm hùm, chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi của cả nước. Trong đó, huyện Vạn Ninh có khoảng 10.000 lồng, TP. Cam Ranh hơn 7.000 lồng, TP. Nha Trang khoảng 3.000 lồng...

12/11/2015
Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững Hơn 300 ha mặt nước ở Tuy Phước bị ngọt hóa nhiễm phèn nặng người nuôi trồng thủy sản chờ giải pháp bền vững

Hơn 300 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) - chủ yếu là tôm, cá - tại thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (Tuy Phước - Bình Định) bị nhiễm phèn nặng nên người NTTS tại đây thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ.

12/11/2015
Nhiều diện tích lúa tôm bị thiệt hại do nắng nóng mặn xâm nhập Nhiều diện tích lúa tôm bị thiệt hại do nắng nóng mặn xâm nhập

Theo Sở NN&PTNT, tình hình xuống giống vụ lúa - tôm của nông dân hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn…

12/11/2015
Nông dân Quỳnh Lưu đầu tư nuôi vụ 3 Nông dân Quỳnh Lưu đầu tư nuôi vụ 3

Sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ 3, với kỳ vọng tôm sẽ tăng giá trở lại.

12/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.