Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Rau Màu Loay Hoay Tìm Đầu Ra
Ngày đăng: 14/03/2014

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

Hiện nay ở vùng ĐBSCL, nông dân năng động muốn chuyển dịch cơ cấu SX, gia tăng thu nhập, song còn gặp không ít trở ngại trong việc lựa chọn cây trồng, định hình một vùng chuyên canh...

Giá cả lên xuống thất thường

Như NNVN đã thông tin trong bài viết "Người trồng khoai lang hớn hở" (số  52, ra ngày 13/3/2014),  hiện người trồng khoai lang tím Nhật Bản đang phấn khởi vì khoai lang được mùa, được giá. Vùng trồng khoai lang huyện Bình Tân (Vĩnh Long) hiện đang có hơn 4.400 ha khoai lang.

Anh Chín, nông dân xã Tân Qưới tạm ngừng canh tác vụ lúa ĐX, chuyển sang trồng khoai tím Nhật trên đất mới, năng suất trúng khá.

Anh Chín vui mừng cho hay vừa vỡ đất thu hoạch khoai, bán trúng giá bất ngờ đạt 890.000 đ/tạ. Thật lạ là hàng hút khách bất ngờ, trong khi đó vụ năm ngoái anh chỉ bán được 280.000 đ/tạ khoai.

Anh Chín nói: "Dân trồng khoai lang ai cũng biết rủi ro vì giá cả khó đoán, giống như đánh bạc"...

Một chủ nhiệm HTX trồng rau tại quận Bình Thủy (Cần Thơ) cho rằng: Nông dân vào HTX vốn không nhiều, nếu chọn kênh vào siêu thị cần có vốn gối đầu sau gần nửa tháng xoay vòng. Đã vậy, rau màu phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn an toàn đặt ra. Đó là lý do vì sao phần nhiều nông dân trồng rau màu vẫn còn loay hoay gặp khó trong việc chọn lựa cây trồng đáp ứng nhu cầu thị trường và vẫn chuộng phương thức tiêu thụ sản phẩm theo lối mòn cũ. Quả là một vấn đề đặt ra cho nhà quản lý giải quyết khi bài toán quy hoạch, SX theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Có lẽ anh Chín và một số nông dân trồng khoai ở Bình Tân đang gặp hên thật. Trái lại, thời giá thị trường nhiều mặt hàng nông sản khác ở ĐBSCL đang rớt giá thê thảm. Ngay trên vùng trồng rau màu chuyên canh ở huyện Chợ Mới (An Giang) với hơn 7.200 ha, là một trong những vùng trồng rau màu tập trung lớn nhất tỉnh An Giang và từng đạt giá trị vượt trên 500 triệu đồng/ha/năm.

Nhưng vào giữa tháng 3 năm nay nắng nóng như cháy da, nông dân vẫn cặm cụi ngoài đồng lo thu hoạch rau màu trong tâm trạng kém vui.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp Hòa Thượng, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, nhiều năm gắn bó với cây rau màu cho biết: "Từ sau Tết anh đã xuống giống 2.000 m2 củ cải trắng. Chờ tới kỳ thu hoạch, tiền bán củ cải thu được không đủ trang trải chi phí đầu tư bỏ ra từ 5-6 triệu đồng/công, đó là chưa tính công chăm sóc".

Anh Tuấn buồn bã: "Sau 2 tháng trời, bán hết cho thương lái chỉ thu được 2,5 triệu đồng, lỗ nặng".

Ở cùng xóm anh Tuấn, anh Lê Văn Đủ trồng 3 công hành lá và 2 công cà chua cũng âu sầu: “Tôi làm rẫy hơn chục năm qua, nhưng chưa có khi nào gặp giá cả xuống thấp như vậy. Khổ nỗi bao nhiêu chi phí như phân bón, thuốc BVTV, tiền thuê nhân công… đều tăng cao. Còn giá bán lại quá thấp, thử hỏi làm sao nông dân có đủ vốn để theo đuổi nghề trồng rau màu".

Hiện nay hành lá rớt giá 2.000 - 3.000 đ/kg, thấp hơn năm ngoái khoảng 12.000 -15.000 đ/kg.

Cà chua thương lái mua bèo bọt 500-700 đ/kg, giảm gấp 3 - 4 lần so với mấy năm trước.

Bên cạnh các loại rau ăn lá, các loại cây khác như ớt, bắp, củ sắn… đều đồng loạt giảm giá mạnh khiến nhiều nông dân điêu đứng trong lúc vụ rau màu Xuân hè đang mùa thu hoạch.

Anh Lê Văn Bình, ở xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), trồng 6 công ớt, trong đó 3 công giống ớt chỉ thiên và 3 công giống ớt Sen Hồng.

Anh than vãn: "Hơn 3 tháng trời cực công chăm sóc, tới khi thu hoạch ớt rớt giá hơn 50% so với vụ ớt vừa qua. Thương lái đến rẫy xem ớt chỉ chọn mua giống ớt chỉ thiên giá 16.000 đ/kg. Còn 3 công ớt giống Sen Hồng thương lái chê không mua và nếu bán ngang ngửa chỉ 5.000 - 6.000 đ/kg. Thương lái chê giống ớt này không cay như các giống khác, màu sắc sau khi sấy xong không đẹp và dễ hư hao trong lúc vận chuyển".

Thế là anh Bình đành thuê nhân công hái ớt và đem ra chợ bán để mong lấy lại một phần chí phí.

Đầu ra bấp bênh

Theo anh Lê Minh Tùng, thương lái mua ớt ở huyện An Phú (An Giang), mấy năm gần đây, hễ vào mùa nắng là mùa cao điểm thu mua ớt cung ứng hàng cho các vựa XK sang Trung Quốc. Trông mong vào thị trường này là chính, nhưng thường thay đổi khó lường.

Chẳng hạn như giá bán từ đầu năm đến nay giảm mạnh nên các vựa giảm mua.

Trước đây vựa của anh Tùng cung ứng cho một DN ở Đồng Tháp mặt hàng ớt sấy từ 15 - 20 tấn/ngày. Khi ớt có giá, anh Tùng thu mua 50- 60 tấn ớt/ngày của nông dân, nay thì chán quá.

Quay về thị trường tiêu thụ nội địa, có một điều nghịch lý vẫn tồn tại lâu nay là vì sao giá rau màu tại ruộng rẫy lúc rớt giá xuống thấp thì giá bán rau cho các bà nội trợ vẫn cao ngất?

Tại các chợ lớn tại các tỉnh, TP như Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp giá rau cao, thậm chí chênh lệch rất lớn so với giá rau tại ruộng, rẫy.

Đơn cử như cà chua bán 6.000 - 7.000 đ/kg. Củ cải trắng 7.000 đ/kg, hành lá có giá 8.000 đ/kg. Giá rau từ nông dân đến chợ chênh lệch nhau 7 - 10 lần. Theo lý giải của tiểu thương, sở dĩ giá rau cao hơn nhiều so với giá nông dân bán ra tại rẫy vì họ phải lấy hàng qua tay các đầu mối. Hơn nữa hiện nay sức mua yếu.

Trong khi nông dân làm ăn riêng lẻ chọn kênh phân phối qua tay thương lái thu gom đến tận ruộng thì một số nông dân vào HTX làm ăn liên kết với các siêu thị cũng chưa thoát cảnh khó khăn, nhất là khi rau màu sản lượng tăng lên gặp lúc dội chợ, rớt giá.


Có thể bạn quan tâm

Ớt Mất Mùa, Mất Giá Ớt Mất Mùa, Mất Giá

Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.

19/01/2015
Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

19/01/2015
2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm 2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

19/01/2015
Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015