Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến

Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến
Ngày đăng: 18/11/2013

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

Sau khi nhận hợp đồng, Trung tâm đề ra mục tiêu cụ thể là đánh giá hiện trạng chăn nuôi gà trong các hộ và tình hình nuôi giun quế ở Nghệ An. Cụ thể là ở các xã đã được đưa vào kế hoạch làm mô hình thí điểm gồm Nghi Phú (TP Vinh) và Nghi Hương (TX Cửa Lò).

Tiếp theo là xây dựng quy trình nuôi giun quế và gà thả vườn dựa vào nguồn thức ăn sẵn có từ ngũ cốc và giun quế xem có phù hợp với điều kiện cụ thể của nông dân ở 2 xã trên hay không. Quy trình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả KT-XH và môi trường cho người chăn nuôi và cho xã hội.

Trung tâm đã phối hợp với UBND xã và Chủ tịch Hội Nông dân của 2 xã và đã chọn được 15 hộ có đủ các tiêu chí tham gia mô hình. Cả 15 hộ đều là hộ chuyên SX nông nghiệp, nuôi gà ri thả vườn quy mô 30 - 50 con trở lên, có diện tích vườn trên 500 m2, có nuôi trâu bò hoặc lợn.

Tiếp đến là cơ cấu khẩu phần thức ăn cho gà, chủ yếu là nguồn có sẵn tại địa phương (áp dụng cho cả gà choai, gà lớn nuôi lấy thịt và gà đẻ). Chỉ riêng gà con trong tháng tuổi đầu được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Hằng năm mỗi hộ ở các xã này xuất trung bình 80 - 120 kg gà thịt và 100 - 200 quả trứng. Thu nhập từ nuôi gà chiếm trên 20% tổng thu nhập của gia đình và chiếm 50% tổng thu nhập từ chăn nuôi.

Qua khảo sát thấy kinh nghiệm nuôi gà thả vườn của bà con ở 2 xã này khá tốt, trước khi tham gia mô hình họ đã biết ấp, úm gà con trong tháng tuổi đầu tiên, biết phòng bệnh cho gà con bằng các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc tiêm và biết điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho gà.

Việc nuôi gà bằng giun quế và ngũ cốc không qua chế biến trước đây có một số hộ ở Nghi Đức đã làm nhưng cơ bản không thành công. Lý do, theo Trung tâm có thể là do môi trường đất ở Nghi Đức bị chua, độ pH

Vì thế mà Trung tâm đã tiến hành khảo sát chất lượng nước, nuôi thử trong khay, nuôi thử trong các môi trường khác nhau, cuối cùng là nuôi khảo nghiệm trong 15 hộ với quy mô 30 m2/hộ. Kết quả nuôi khảo nghiệm ở 15 hộ, quy mô 30 m2/hộ cho thấy môi trường nuôi giun quế thích hợp với phân trâu bò hoặc phân trâu bò kết hợp với phân lợn hoặc các chất hữu cơ hoai mục và đất.

Nếu môi trường chỉ có hoàn toàn phân lợn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của giun. Việc nuôi giun quế theo mô hình này chủ yếu được sử dụng phân bò mới dọn từ trong chuồng ra cùng với chất độn chuồng bò, sau đó ủ theo phương pháp ủ phân nhiệt trong 3 tuần.

Cán bộ tư vấn hướng dẫn kỹ càng cho bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và thu hoạch. Việc nuôi giun quế mỗi lứa nuôi trong thời gian 60 ngày, mỗi ngày thu hoạch 0,5 m2 đối với mỗi ô nuôi. Thu hoạch xong, phần môi trường phải trả lại ô nuôi để cho trứng giun và giun con phát triển. Nuôi giun quế phải thực hiện theo hình thức cuốn chiếu trong vòng 30 ngày.

Thực hiện theo đúng mô hình này đã cho kết quả sau 60 ngày nuôi, mỗi tháng thu hoạch trên 1 m2 cho năng suất 1 - 1,5 kg giun. Để nuôi tốt đàn gà 200 con cần phải có diện tích nuôi giun khoảng 30 m2. Chất lượng giun quế tốt sẽ cung cấp đủ lượng đạm cho đàn gà thả vườn.

Một số kinh nghiệm được rút ra từ từ việc nuôi giun quế ở đây là phải làm đúng quy trình, nông dân phải cần cù chịu khó, phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống SX, đồng thời phải biết thực hiện đồng bộ việc nuôi bò - giun - gà thả vườn. Trung tâm phải biết chọn hộ nuôi bò để thực hiện việc nuôi giun mới có kết quả cao.

Những kết quả đạt được của Trung tâm đã đáp ứng yêu cầu đề ra của BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An. Hoạt động của dự án đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương.

Phát triển mô hình nuôi gà sạch dựa vào nguồn thức ăn sẵn có và giun quế là hoàn toàn phù hợp với địa bàn ven thành phố và được xem là chiến lược phát triển bền vững trong chăn nuôi. Sau khi kết thúc dự án, ở Nghi Hương đã có nhiều hộ đã tái đàn.

Dự án đã có những tác động đến cộng đồng, nâng cao năng lực chăn nuôi cho nông dân và cả cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý Nhà nước. Nhờ đó mà kiến thức, kỹ thuật nuôi gà và nuôi giun quế được nâng lên rõ rệt. Về hiệu quả, nuôi 200 con gà, sau 4 tháng sẽ cho lãi ròng 9 - 14 triệu đồng.

Nuôi gà bằng giun quế và ngũ cốc không qua chế biến không chỉ tạo ra sản phẩm sạch mà còn giúp làm tăng nguồn phân hữu cơ dùng SX rau, màu, cây cảnh.


Có thể bạn quan tâm

“Bốc Thuốc” Cho Triệu Người Trồng Chè Lời Giải Của Ông Viện Trưởng “Bốc Thuốc” Cho Triệu Người Trồng Chè Lời Giải Của Ông Viện Trưởng

Mỗi năm ngủ nghỉ từ 3-4 tháng. Nặng nhất là hái thì bây giờ máy móc hết rồi. Một ha hái trong vòng một ngày là xong. Đầu tư không nhiều mà thời gian thu hoạch lại lâu, giá cả ổn định. Mỗi năm túc tắc cũng kiếm vài ba chục triệu mỗi ha. Ai dại gì mà bán”, người trồng chè ở Văn Chấn nói thế. Chắc chắn họ đã tìm ra “đáp án” của bài toán cây chè.

30/12/2014
Xoài Nghịch Vụ Liên Tục Tăng Giá Xoài Nghịch Vụ Liên Tục Tăng Giá

Lý do năm nay nông dân trồng xoài nghịch vụ năng suất thấp, bị ảnh hưởng thời tiết, kèm theo diễn biến sâu bệnh phức tạp làm cho nhiều nhà vườn xử lý ra hoa không đạt như mọi năm.

30/12/2014
Chôm Chôm Nghịch Vụ Trúng Đậm Chôm Chôm Nghịch Vụ Trúng Đậm

Đang thu hoạch 3,5 công chôm chôm bán cho thương lái, ông Trần Hữu Nghìn ở ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) cho biết: “Chôm chôm mùa nghịch bắt đầu từ tháng 10 – 11 (âm lịch) và được bán giá cao gấp nhiều lần so với chính vụ.

30/12/2014
Ngành Điều Ngành Điều "Để Mắt" Tới Thị Trường Nội Địa

Bà Phạm Nhung, đại diện Chương trình Hạt cho cuộc sống của Úc (N4L) chia sẻ kinh nghiệm trong việc quảng bá lợi ích về mặt sức khỏe của hạt điều nói riêng và các loại hạt nói chung tới người tiêu dùng nước này: Dùng logo thể hiện nội dung mỗi ngày một nắm hạt có lợi cho sức khỏe để khuyến khích người tiêu dùng ăn hạt hằng ngày, logo này được sử dụng trên tất cả các ấn phẩm của N4L, các phương tiện truyền thông, các bài PR, các bao bì hạt...

30/12/2014
10 Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Tỷ Đô 10 Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Tỷ Đô

Tính đến trung tuần tháng 11/2014 mặt hàng tôm vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng chung tới 32,9%, đạt giá trị 3,51 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến nửa đầu tháng 11 năm 2014.

30/12/2014