Rau Má Phá Thế Độc Canh

Đầu năm 2002, anh Thiện vào TP Huế tình cờ thấy người hái rau má để bán. Anh rất ngạc nhiên vì rau má là loại rau mọc hoang, thứ rau của nhà nghèo hái về nấu canh với ốc, tép. Anh hỏi, người đó nói rằng, rau má bán cho quán hàng xay sinh tố, ép lấy nước để uống, giá bán 4.000 - 5.000 đ/kg. Anh liền suy nghĩ, giá ấy cao hơn cả lúa gạo, tại sao mình không trồng thử?
Anh Thiện về trồng thử nghiệm cây rau má. Thấy hiệu quả kinh tế nhiều nhà trong làng cũng trồng theo. Theo anh, chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm liền sau đó. Mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau khoảng 20 ngày. Trung bình, mỗi sào rau thu hoạch 2 tạ/lứa, giá bán trung bình 4.000- 5.000 đ/kg, mỗi năm 10 lứa, như vậy mỗi sào rau má thu từ 8- 10 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, không phải lo chuyện đầu ra của sản phẩm, khi thu hoạch được thương lái đến mua tại ruộng. Tại các siêu thị, nhà hàng, chợ ở TT -Huế đều thu mua rau má như một loại rau đặc sản. Nhờ hương vị đặc biệt thơm ngon và lại là thứ “rau sạch” nên rau má Phước Yên đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã của Huế như bún bò, gỏi hải sản, lẩu thập cẩm, hến trộn, canh cá diếc…
Hiện nay Phước Yên có 315 hộ thì có tới trên 90% số hộ đều trồng rau má, có nhà trồng đến 5 sào (2.500 m2). Cây rau má đã phá thế độc canh lúa, trở thành vùng chuyên canh rau hàng hóa. Ông Ngô Tịnh cho biết: “Rau má chỉ trồng một lần nhưng có thể thu hoạch trong 10 năm. Ở chân đất bùn, có thể thu hoạch 1- 1,2 tấn/sào/lứa, còn đất khô đạt khoảng 500 kg/sào/lứa. Theo thông lệ cứ 3 tuần cắt rau bán một lần. Thời tiết càng nắng nóng thì rau má càng đắt hàng. Bình quân mỗi ngày làng Phước Yên bán ra khoảng 10 tấn rau má, không những tiêu thụ mạnh trong tỉnh, thương lái còn đưa đi bán ở tỉnh khác.
Related news

Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.

Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…

Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.

Ông Nguyễn Văn Cường (50 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk) là người rất đam mê nghề nuôi thuỷ sản. Trước đây, gia đình chỉ quen nuôi các loại cá thông thường, nhưng thời gian gần đây, ông mạnh dạn nuôi cá lăng đuôi đỏ là loại đặc sản của địa phương và đã cho thu nhập khá.