Rau má đắt vẫn cháy hàng

Ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên) cho biết, với 7 sào đất trồng rau má, cứ 20-25 ngày gia đình ông thu hoạch được hơn 20 tạ rau. Ở thời điểm bình thường, với giá bán từ 5.000-7.000 đồng/kg rau má, gia đình ông đã có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/tháng. Những tháng nắng nóng này, giá rau tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg, nên lợi nhuận tăng lên hơn 20 triệu/tháng. “Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng từ 7 sào rau má”- ông Lâm phấn khởi.
Toàn xã Quảng Thọ có 40ha rau má với hơn 300 hộ dân tham gia trồng, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Hiện mỗi ngày người trồng rau má ở Quảng Thọ thu hoạch khoảng 6 tấn rau má tươi nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên- Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Bình quân mỗi ha rau má cho thu nhập từ 300 đến hơn 400 triệu đồng/năm.
Để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho người trồng rau má, Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2 đã đầu tư công nghệ để chế biến rau má tươi thành trà rau má với sản lượng khoảng 10 tấn trà/tháng. Nhờ sản xuất theo quy trình sạch, chất lượng cao, nên sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước mà đang phát triển sang thị trường Lào.
Theo ông Nguyễn Lương Trí- Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, hiện đơn vị đang tiếp tục đầu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm từ cây rau má như sản xuất cao rau má, nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan… Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc… “Với hướng phát triển này, người trồng rau má ở xã sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hiện tại”- ông Trí nói.
Ông Hoàng Công Phong- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, rau má là cây chủ lực đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân địa phương. Cây rau má cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với những loại hoa màu khác nên tất cả những hộ trồng rau má đều có đời sống kinh tế khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.