Rau Gia Vị Trái Vụ Cho Lợi Nhuận Cao
Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.
Bà Nguyễn Thị Tâm thôn Tâng Thượng xã Liên Hồng cho biết: Muốn gieo trồng các giống rau cần tây, tỏi tây, rau mùi vào mùa nóng khâu chuẩn bị phải tốt, đầu tư cao, ruộng phải cao, thuận tiện tưới tiêu, đất phải được nghỉ khoảng 2 tháng bằng cách: cày bừa ngả, ngâm nước, làm đất, khi lên luống phải phơi đất ải, làm đất mặt luống nhỏ, kỹ; mặt luống được phủ dày 2 - 3 cm đất bột, phân chuồng, phân lân đã được trộn đều, ủ kỹ 2 - 3 tháng; chống mưa nắng bằng vải phin trắng hoặc lưới nilon kết hợp với khum tre cách mặt luống 70 - 80cm, 2 bên mép để thoáng khoảng 25cm.
Bà Tâm cũng cho biết thêm, người dân trong thôn sản xuất rau màu trái vụ đến nay đã được 4 - 5 năm. Vụ thu hoạch rau trái vụ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, ruộng để không 3-4 tháng nhưng không tiếc. Làm theo cách này đầu tư có cao nhưng bù lại năng suất cao và ổn định, rau ngon nên bán được giá, làm một vụ bằng mấy vụ; hơn nữa, việc tiêu thụ, do các đại lý tại địa phương thu mua nên rất thuận lợi. Nếu làm theo phương pháp trước đây, rau bị chết nóng và sâu bệnh nhiều, dập nát nhiều, sản lượng thấp.
Vào thời điểm trung tuần tháng 6 giá rau mùi ở đây từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, tỏi tây, cần tây 30.000 – 35.000đồng/kg. Mỗi sào bà con thu 12 - 18 triệu đồng. Theo tính toán của các hộ dân ở đây, sau khi trừ tất cả các chi phí khoảng 2 triệu đồng/sào (bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vật liệu che phủ), cá biệt có hộ thu 25-30 triệu đồng/sào, mỗi sào bà con thu lãi trên 10 triệu đồng.
Theo Chi cục Thống kê, hiện tại toàn huyện Gia Lộc có trên 15ha rau mùi, cần tây, tỏi tây trái vụ, mỗi ha cho giá trị sản xuất từ 400 - 500 triệu đồng.
Ông Đoàn Văn Cảnh - Cán bộ Viện Cây lương thực Thực phẩm cho biết, nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màng sang kỹ thuật sử dụng khum tre kết hợp với vải trắng, lưới nilon, màng phủ nilon trồng rau trái vụ là một biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc khắc phục các yếu tố thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, mưa nhiều, phù hợp với mức độ đầu tư của nông hộ, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh ít, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, từ đó góp phần giảm bớt sự mất cân bằng cung, cầu của thị trường rau.
Ông Cảnh cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và cho nông dân tham quan học tập để sản xuất rau trái vụ ngày càng được mở rộng.
Có thể bạn quan tâm
Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.
Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.
Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.
Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.