Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt ở Ân Sơn đạt hiệu quả
Ao nuôi các của một hộ dân
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn tinh; mật độ thả cá giống 2con/m2, trong đó tỷ lệ Rô phi 50%, cá Trắm 20%, cá Mè 30%.
Không những các hộ tham gia mô hình mà các hộ trên toàn xã Ân Sơn cũng được tập huấn kỹ thuật nuôi cá 2 lần.
Qua hơn 4 tháng thả nuôi kết quả đã đạt khá cao như: tỷ lệ cá sống đạt trên 94%. Trọng lượng cá Rô Phi đạt 0,45kg/con; trắm cỏ 0,28kg/con; Mè 0,27kg/con.
Đối với cá Rô Phi các hộ đã bắt đầu thu hoạch để bán. Theo đánh giá: chi phí cho cả mô hình là trên 20,2 triệu, giá trị thu được là 41,2 triệu, lợi nhuận và tiền công thu được gần 21 triệu.
Đối với xã vùng cao Ân Sơn ở sau hồ Vạn Hội, nguồn nước dồi dào rất thuận lợi cho nuôi cá theo hình thức quảng canh.
Sau mô hình này, xã Ân Sơn sẽ tiếp tục nhân ra diện rộng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn hàng ngày cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với việc thu mua cau non bán sang Trung Quốc, gần đây các thương lái đến những vùng trồng cam ở ĐBSCL mua cam non để "xuất khẩu"
Do ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ gần đây, các loại rau, củ Đà Lạt cũng như toàn tỉnh Lâm Đồng tăng giá chóng mặt.
Nhập khẩu điều thô của Việt Nam trong bốn tháng đầu năm tăng hơn hai lần so với cùng kỳ, lên 231.350 tấn, với giá trị là 310 triệu đô la Mỹ, theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas).
Sau 50.000 tấn hành tím Vĩnh Châu tồn đọng, nay đến lượt trên dưới 1.000 hécta ổi của nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng rớt giá thê thảm khiến nhiều người phải chặt bỏ.
Cam kết thu mua theo thị trường, trong trường hợp vải rớt giá, doanh nghiệp đảm bảo với nông dân sẽ tiêu thụ với giá tối thiểu 10.000 đồng mỗi kg.