Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn Ở Châu Thành

Xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là địa bàn có diện tích nuôi lươn trên cạn nhiều nhất tỉnh với 138 hộ. Đây là mô hình đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân tận dụng một góc sân nhà quây thành bồn rồi đổ đất thịt pha cát và nước (khoảng 0.5m), ở trên thả lục bình. Sau 5 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 0,2 – 0,5 kg/con.
Nguồn giống của mô hình này chủ yếu bắt từ các đồng cỏ lâu năm hoặc mua ngoài chợ. Thức ăn cho lươn là các loại cá đồng, cá biển, ốc bươu vàng…
Theo thống kê, nuôi lươn trên cạn lãi gấp 4 lần vốn bỏ ra đầu tư và không có hộ nào bị lỗ. Do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao (giá lươn thịt là 80.000 đ/kg) đang tập trung đầu tư nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Bò tót lai thế hệ F1 ở Vườn Quốc gia Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận) sẽ tiếp tục được lai tạo với bò nhà để cho ra thế hệ F2 - ông Nguyễn Công Văn, Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình, cho biết tại hội thảo khoa học nghiên cứu và phát triển đàn bò tót lai tổ chức ở Ninh Thuận ngày 15-5.

Cách đây chừng 10 năm, tỉ lệ đàn bò lai của xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) chưa cao, hiệu quả kinh tế từ nuôi bò chỉ ở mức bình thường. Trước tình hình đó, xã chủ trương tập trung vận động nông dân lai tạo đàn bò. Đến nay, đàn bò của địa phương đạt 100% bò lai, lợi nhuận đem lại từ nuôi bò đạt khá cao.

Hiện tại, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đang áp dụng mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng cho thu nhập kinh tế cao và ổn định.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện Công văn số 1240/UBND-NL của UBND tỉnh về việc kiểm tra việc gieo ươm giống mắc ca của Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 277/QĐ-SNN thành lập đoàn thanh tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.