Rà Soát Để Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng
Tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), ngày 18.7 Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN).
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, toàn vùng DHNTB-TN bao gồm 11 tỉnh (6 tỉnh DHNTB từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 5 tỉnh TN), có diện tích đất sản xuất lúa hàng năm 613.000ha, chiếm 7,9% diện tích lúa cả nước. Sản lượng lúa toàn vùng đạt 3,272 triệu tấn, chiếm 7,48% sản lượng lúa cả nước; năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 53,4 tạ/ha, thấp hơn năng suất bình quân cả nước 2 tạ/ha.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, bão lũ ở các tỉnh DHNTB-TN diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Nhiều địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chưa gắn kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp chưa tổ chức tốt việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa còn chậm, một số loại cây trồng chưa thể hiện ưu thế vượt trội so với sản xuất lúa, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định.
Cục Trồng trọt cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quy hoạch chuyển đổi cây trồng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, yêu cầu thực tiễn đề ra. Vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thống giống cây trồng, công nghệ chế biến nông sản còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi. Mối liên kết giữa tiêu thụ và sản xuất còn gặp nhiều khó khăn…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT- ông Lê Quốc Doanh yêu cầu lãnh đạo Cục Trồng trọt phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp các tỉnh DHNTB-TN tập trung rà soát lại quy hoạch và bố trí vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là những diện tích lúa bấp bênh, kém hiệu quả cần chuyển sang cây trồng cạn như ngô lai, lạc, rau màu các loại để tăng hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, các địa phương, doanh nghiệp cần tạo mối liên kết “4 nhà” chặt chẽ, hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ổn định, bền vững. Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu cần nghiên cứu, đề xuất, chuyển giao giống cây trồng cạn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng theo nhu cầu sản xuất tại các tỉnh DHNTB-TN.
Related news
Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ
Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam
Vụ tôm sú 2011 nông dân Trà Vinh thắng lợi với hơn 7.500 ha nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã đạt sản lượng trên 19.500 tấn, năng suất trung bình đạt 4,16 tấn/ha đối với nuôi hình thức thâm canh.
Một nữ khoa học gia đã nghỉ hưu vừa gây chấn động giới khoa học VN bởi cái tên TH3-3, một giống lúa lai hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng cho một công ty tư nhân với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Đó là PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp 1 và từng là phó viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp