Ra mắt tổ hợp tác nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha
THT có 10 tổ viên sáng lập, quy mô sản xuất ban đầu là 155,5ha. Hoạt động chính của THT là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra. Việc ra đời và đi vào hoạt động của THT nhằm gắn kết những nông dân lại với nhau, cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn, qua đó góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập. Ban chủ nhiệm THT gồm 3 người, ông Hồ Văn Mười được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng THT.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đánh giá cao tinh thần tự nguyện gắn kết cùng sản xuất trên một cánh đồng lớn của những nông dân trong THT. Bí thư khẳng định, việc ra đời THT là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của người nông dân, bởi chỉ có sản xuất quy mô lớn mới có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh các mặt hàng nông sản đang phải chịu nhiều cạnh tranh như hiện nay.
Để hoạt động của THT đi vào ổn định, Bí thư yêu cầu THT cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với tổ viên, giúp nâng cao hiệu quả canh tác, đặc biệt, phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với tổ viên, nhằm đảm bảo đầu ra an toàn cho doanh nghiệp và tạo uy tín cho THT.
Có thể bạn quan tâm
Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.
Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.
Bà Nguyễn Thị Thoa -Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu, xem xét các ý kiến của địa phương, đơn vị để điều chỉnh bổ sung trước khi ban hành bộ quy trình kỹ thuật, tiêu chí bình tuyển cây ăn quả đầu dòng trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài những mô hình sản xuất truyền thống, thời gian qua ở Bạc Liêu, những mô hình sản xuất mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Và cũng từ đó, ngày càng có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.