Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo
Cty CP Đầu tư Giao Long vừa tổ chức buổi họp báo ra mắt Thương hiệu Rau sạch Liên Thảo tại Hà Nội.
Đây là thương hiệu rau sạch đầu tiên có thể truy xuất nguồn gốc tới từng ruộng SX (hiện mới chỉ truy xuất tới vùng SX). Theo đó, mỗi thửa ruộng đều được Liên Thảo cắm biển mã ruộng và quản lý trên hệ thống internet, từ đó truy xuất được ruộng nhà ai, SX sản phẩm gì và quy trình ra sao.
Được biết, bước đầu Liên Thảo hợp tác bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân tại vùng rau sạch Duyên Hà, Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội), đảm bảo đầu ra vững chắc cho người nông dân, để người dân yên tâm SX.
Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.
Với hệ thống phân phối đa dạng từ cửa hàng, siêu thị, khách sạn tới chợ truyền thống, Liên Thảo kỳ vọng chiếm lĩnh 5-10% thị phần (100 - 300 tấn/ngày) rau trên địa bàn Hà Nội trong vòng 1 năm kể từ ngày ra mắt.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134595/kinh-te/ra-mat-thuong-hieu-rau-sach-lien-thao.html
Có thể bạn quan tâm
Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.
6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...
Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?
Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.