Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Ty Chè Hùng An Ổn Định Trong Sản Xuất, Kinh Doanh

Công Ty Chè Hùng An Ổn Định Trong Sản Xuất, Kinh Doanh
Ngày đăng: 22/07/2014

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Từ khi chuyển sang Công ty Cổ phần tháng 7.2005 đến nay đã được 9 năm, phương châm hoạt động của doanh nghiệp là: Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm chè của nông dân trong vùng; dần thay thế máy móc thiết bị hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm mà đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm với mục tiêu: “Sản xuất sạch hơn” và nâng cao đời sống cho các cổ đông; những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.

Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành Nông nghiệp tỉnh, đồng thời là nơi chuyển giao KHKT cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng các tiến bộ khoa học vào trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh chè có hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Hùng An cho biết: Công ty đã mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nhập khẩu thiết bị máy móc mới để phục sản xuất và chế biến chè; với mục đích đưa Công ty Cổ phần chè Hùng An ngày một phát triển.

Tính đến thời điểm này của năm 2014, doanh thu của Công ty ước đạt khoảng 10 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 400 triệu đồng; đóng bảo hiểm cho CB, CNV và NLĐ đến nay là 651 triệu đồng.

Công ty luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho NLĐ như: Đóng BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm tai nạn cho CB, CNV và NLĐ đạt 100%; phối hợp, hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho CB, CNV và NLĐ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, công tác an sinh xã hội luôn được Công ty quan tâm.

Hiện nay, giá chè búp tươi được Công ty thu mua với mức giá bình quân 6.800 đồng/kg, mức cao nhất trên địa bàn huyện. Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nâng lên rõ rệt, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh và chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, từng bước tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Với lợi thế địa hình, được tỉnh ưu đãi về chính sách, trong thời gian tới Công ty Cổ phần chè Hùng An tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình nhân giống mới, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè chất lượng cao, góp phần ổn định thêm đời sống của bà con nông dân, từng bước tạo đột phá, đưa sản phẩm chè Hùng An đến với người tiêu dùng trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

17/10/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

17/10/2014
Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

17/10/2014
Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.

17/10/2014
Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh

Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.

17/10/2014