Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo

Cty CP Đầu tư Giao Long vừa tổ chức buổi họp báo ra mắt Thương hiệu Rau sạch Liên Thảo tại Hà Nội.
Đây là thương hiệu rau sạch đầu tiên có thể truy xuất nguồn gốc tới từng ruộng SX (hiện mới chỉ truy xuất tới vùng SX). Theo đó, mỗi thửa ruộng đều được Liên Thảo cắm biển mã ruộng và quản lý trên hệ thống internet, từ đó truy xuất được ruộng nhà ai, SX sản phẩm gì và quy trình ra sao.
Được biết, bước đầu Liên Thảo hợp tác bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân tại vùng rau sạch Duyên Hà, Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội), đảm bảo đầu ra vững chắc cho người nông dân, để người dân yên tâm SX.
Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.
Với hệ thống phân phối đa dạng từ cửa hàng, siêu thị, khách sạn tới chợ truyền thống, Liên Thảo kỳ vọng chiếm lĩnh 5-10% thị phần (100 - 300 tấn/ngày) rau trên địa bàn Hà Nội trong vòng 1 năm kể từ ngày ra mắt.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134595/kinh-te/ra-mat-thuong-hieu-rau-sach-lien-thao.html
Related news

Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.