Ra Mắt Hợp Tác Xã Sơ Ri

Vừa qua, tại trụ sở ấp Ông Gồng, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sơ ri Gò Công Đông. Đây là HTX sơ ri thứ hai trên địa bàn huyện (sau HTX sơ ri Bình Ân).
HTX sơ ri Gò Công Đông có 07 thành viên tự nguyện tham gia với vốn điều lệ là 175 triệu đồng; hiện HTX có 04 chi nhánh đặt tại các ấp: Kinh Trên, Kinh Dưới, Gò Me, xã Bình Ân và ấp Ông Gồng, xã Tân Đông. Tại buổi ra mắt, HTX đã thông qua Điều lệ HTX sơ ri Gò Công Đông, phương án kinh doanh năm 2014.
Theo đó, diện tích nhà vườn trồng sơ ri được quản lý khoảng 38 ha (trên 300 gốc), tổng sản lượng sơ ri khoảng 2.600 tấn, số lượng sơ ri được thu mua khoảng 2000 tấn, với giá từ từ 4.800 - 5.300 đồng/kg.
Được biết, sau khi nhà máy chế biến sơ ri hoàn thành sẽ có công suất chế biến 2.000 tấn trong năm và tăng dần trong những năm tiếp theo, đảm bảo thu mua sơ ri trên địa bàn, tuy nhiên điều đáng lưu ý là chất lượng trái sơ ri phải đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Việc thành lập HTX sơ ri Gò Công Đông nhằm giúp HTX có tư cách pháp nhân phối hợp với các đối tác ký kết hợp đồng tiêu thụ sơ ri, quản lý nhà vườn về qui trình kỹ thuật sản xuất sơ ri an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm. Đồng thời, làm dịch vụ thu mua, đóng gói, vận chuyển sơ ri của nhà vườn do các tổ hợp tác quản lý ký kết hợp đồng cung ứng cho HTX làm dịch vụ tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.