Phú Quý kỳ vọng kinh tế biển
Tại huyện đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản là ngành nghề truyền thống và hoạt động sôi nổi nhất. Tính đến nay, năng lực tàu thuyền trên toàn địa bàn có 1.197 chiếc/103.847 CV, con số này nếu so nửa đầu năm ngoái tăng thêm 6 chiếc, mà chủ yếu là thuyền công suất lớn hơn 90 CV. Đặc biệt đội tàu làm dịch vụ thu mua và chế biến hải sản trên biển hiện nay đã lên 99 chiếc/44.809 CV, sẵn sàng vươn khơi phục vụ ngư trường… Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng khai thác hải sản của Phú Quý ước đạt 13.831 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ năm ngoái và gần bằng 58% so kế hoạch năm nay.
Bên cạnh việc đánh bắt xa bờ đạt kết quả khả quan do điều kiện thời tiết thuận lợi, hoạt động nuôi trồng hải sản bằng lồng bè tại Phú Quý cũng có nét khởi sắc. Toàn huyện đảo hiện có 70 cơ sở tham gia nuôi các loại hải đặc sản cho giá trị kinh tế cao với tổng diện tích mặt nước là 10.730 m2, theo ghi nhận của địa phương thì từ đầu năm đến nay không có dịch bệnh bất thường xảy ra.
Với tình hình này, sản lượng hải sản xuất lồng ước thực hiện trong nửa đầu năm 2015 đạt khoảng 34,5 tấn, tăng 1,5 tấn so cùng kỳ… Song song đó, công tác bảo vệ nguồn lợi đã được lực lượng chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp khai thác rạn san hô, thảm thực vật quanh đảo. Triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, đến giữa năm nay Phú Quý đã có 81 trường hợp vay vốn đóng tàu công suất lớn được xét duyệt, với tổng số tiền 672.600 triệu đồng.
Nuôi cá bằng lồng bè ở huyện đảo.
Theo UBND huyện, vốn ngân sách nhà nước phân khai đầu tư trên địa bàn Phú Quý trong năm 2015 là 177.705 triệu đồng, trong đó riêng nguồn vốn Chương trình mục tiêu biển Đông - hải đảo có 103.000 triệu đồng. Từ nguồn vốn giải ngân trong 6 tháng qua, hiện một số công trình ở nơi đầu sóng ngọn gió đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Trong đó có: Khối nhà làm việc các ban Đảng, tuyến đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ Bảo hiểm xã hội đến Trường THCS Ngũ Phụng), đường từ ngã ba cảng Phú Quý đến vịnh Triều Dương…
Bước sang nửa cuối năm 2015, huyện đảo vẫn đề ra nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện tốt các biện pháp để đẩy mạnh kinh tế biển gắn với tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản. Đồng thời địa phương sẽ nỗ lực để từng bước hiện đại hóa phương tiện cũng như kỹ thuật nhằm phục vụ đánh bắt và khai thác hải sản, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng. Trước mắt là duy trì đội tàu dịch vụ thu mua và chế biến hải sản trên biển, nâng cao hoạt động của Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Thanh, phát triển bền vững mô hình câu mực ngày ở xã Ngũ Phụng…
Còn trong thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, sắp tới Phú Quý sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân sớm tiếp cận nguồn vốn. Qua đó đầu tư phát triển mạnh đội tàu có công suất lớn, đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày, khẳng định thế mạnh kinh tế biển của huyện đảo giữa biển Đông.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này hàng chục chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên ra vào cảng cá tấp nập, mỗi chuyến biển trúng đến 200-400 triệu đồng/chiếc.
Ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay đã được cải tiến phương thức công nghệ; hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.