Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Chiều 17/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Ban Chỉ đạo Phát triển chè bền vững đã ra mắt với nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, đổi mới cho ngành chè Việt Nam.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, mặc dù giá trị XK không lớn, song cây chè là nguồn thu nhập ổn định cho rất lớn bà con nông dân, đặc biệt đồng bào khu vực miền núi.
Trong những qua, ngành chè có rất nhiều tiến bộ trong công đoạn giống, nhưng các khâu còn lại như quy hoạch, chế biến, thị trường, ATVSTP… còn khá nhiều bất cập nên đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và các DN.
BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Các ủy viên là lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến NLTS&NM, BVTV, Kinh tế hợp tác, Trung tâm KNQG, Viện Khoa học Nông nghiệp VN; Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Giám đốc IDH Việt Nam, Unilever Việt Nam, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An và Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phat-trien-che-ben-vung-post134745.html
Related news

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.