Trang chủ / Rau củ quả / Khoai từ

Quy trình trồng và chăm sóc khoai mì tại nhà

Quy trình trồng và chăm sóc khoai mì tại nhà
Tác giả: Lương Ngọc (Tổng hợp)
Ngày đăng: 22/06/2018

Cây khoai mì (cây sắn) là thực phẩm khá phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của người Việt. Suốt thời gian dài, khoai mì trở thành một trong những nguồn cứu đói quan trọng ở nước ta. Ngày nay nó không phải là lương thực chính nhưng khoai mì vẫn được nhiều người lựa chọn.

Hom giống. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây khoai mì. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

 

Nếu trồng khoai mì trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.

Đất trồng

Cây khoai mì thích hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây khoai mì.

2. Chọn giống và trồng khoai mì

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống khoai mì khác nhau. Tuy nhiên, để trồng khoai mì ăn thì bạn nên chọn giống vỏ củ có màu đỏ để trồng.

Hom khoai mì để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15 - 20cm, đạt tối thiểu là 6 - 8 mắt. Không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom khoai mì mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc, bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém, đất lòng hồ, đất bán ngập có thể kéo luống hoặc lên liếp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng.

Đối với đất tốt nên trồng với khoảng cách 1.0m x 1.0m, đất xấu trồng với khoảng cách 1m x 0.9m hoặc 1m x 0.8m. Sau khi trồng xong tiến hành lấp đất và tưới nước cho cây.

Củ khoai mì mới thu hoạch.

3. Chăm sóc

Khoảng 20 ngày đầu trồng khoai nên tưới nước ngày 1 lần cho cây. Sau đó, cứ khoảng 5 - 7 ngày mới phải tưới nước đợt tiếp theo (mùa mưa không cần tưới nước mà chú ý việc tháo nước tránh cây bị úng).

Bón thúc lần 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… vào giai đoạn từ 25 - 30 ngày sau khi trồng. Sau đó cứ khoảng 30 ngày lại bón 1 đợt cho cây.

Ngoài việc bón phân phải kết hợp vun với và làm cỏ cho cây sắn.

Củ khoai mì lột vỏ. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Cây khoai mì sẽ cho thu hoạch củ sau khoảng 8 - 11 tháng sau khi trồng.


Có thể bạn quan tâm

Nhân giống khoai từ, khoai vạc bằng hom thân Nhân giống khoai từ, khoai vạc bằng hom thân

Cây khoai từ, khoai vạc được đưa vào trồng trên đất vườn đồi, nương rẫy cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần so với trồng lúa.

24/09/2016
1001 cách làm ăn: Trồng khoai từ, khoai vạc kinh tế hơn hẳn trồng lúa 1001 cách làm ăn: Trồng khoai từ, khoai vạc kinh tế hơn hẳn trồng lúa

Dân ta chả lạ gì loại củ này. Thời chiến tranh nhiều nơi trồng kín đồi. Nó không cần thu một lúc. Ta cứ để cây trên đồi coi như cái kho dự trữ. Lúc nào đói, ta lại lên đào chúng về để ăn. Ăn toàn củ từ, củ vạc thì chóng ngán lắm! Nhưng xét về mặt kinh tế thì trồng chúng hơn hẳn trồng lúa.

24/09/2016
Khoai từ - món ăn cho người tiểu đường, huyết áp Khoai từ - món ăn cho người tiểu đường, huyết áp

Trong số khoai còn ít được đề cập là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông). Tên Hán là thổ noãn, thổ vu. Tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour) Burk. Họ củ nâu (dioscoreaceae).

24/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.