Khoai từ - món ăn cho người tiểu đường, huyết áp
Trong số khoai còn ít được đề cập là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông). Tên Hán là thổ noãn, thổ vu. Tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour) Burk. Họ củ nâu (dioscoreaceae). Loại có gai (var spinosa) có ở Phú Quốc. Loại không gai (var fasiculata) mọc ở nhiều nơi trên đất nước. Ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, cũng ăn được.
Một số cách dùng khoai từ trong phòng chữa bệnh
Thức ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Không ăn nhiều một lúc gây đầy bụng khó tiêu.
Thức ăn hỗ trợ cho phòng chống nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường sống, môi trường lao động có chất độc. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.
Thức ăn cho người hay bị táo bón, khó ngủ, hâm hấp sốt nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần phải dùng thuốc an thần, thuốc tẩy...
Giải các chất độc khỏi cơ thể. Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Chống trầm cảm, bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Nên ăn khoai với tinh bột, chúng tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin là chất làm cho não phấn chấn, lạc quan.
Có nhiều cách nấu trong các sách dạy nấu ăn: luộc, xào, nấu súp thịt, nấu canh, xôi, chè.
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn (không bị đầy) đã có kinh nghiệm nướng khoai từ (qua nhiệt chất nhựa của khoai bị phân hủy). Ăn ít thì nướng chín, nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu.
Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống Tây y: củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư.
Bánh củ từ thịt gà: Có tác dụng giải nhiệt tiêu đờm, ho nhiệt đờm đặc vàng, viêm họng khát nước viêm phổi, hoàng đản (vàng da) xuất huyết: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt heo nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 25g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, tinh bột 5g, dầu mè, mỡ heo 50g, rượu 5g, xì dầu 15g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15g.
Cách làm: Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Canh củ từ: Có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.
Với tính năng công dụng đã biết, ta cần phát huy hơn nữa vai trò của khoai từ trong thực đơn hàng ngày. Như vậy, sức khỏe của chúng ta chắc chắn sẽ được dồi dào hơn.
Có thể bạn quan tâm
Cây khoai từ, khoai vạc được đưa vào trồng trên đất vườn đồi, nương rẫy cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần so với trồng lúa.
Dân ta chả lạ gì loại củ này. Thời chiến tranh nhiều nơi trồng kín đồi. Nó không cần thu một lúc. Ta cứ để cây trên đồi coi như cái kho dự trữ. Lúc nào đói, ta lại lên đào chúng về để ăn. Ăn toàn củ từ, củ vạc thì chóng ngán lắm! Nhưng xét về mặt kinh tế thì trồng chúng hơn hẳn trồng lúa.