Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất.
![]() |
Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ gồm: cây lục bình + rơm rác khoảng 600-700 kg; phân chuồng hoai mục 300-400 kg; supe lân 2 kg; men Trichoderma hoặc BioVAC (men BioVAC có bán tại Hội Làm vườn các địa phương).
Các thành phần trên trộn đều, gom thành đống có đáy 2x2 m, cao 1-1,5 m; tưới nước đủ ẩm, dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều 20-50 g/tấn phân hữu cơ; nếu dùng men BioVAC thì khoảng 0,5 kg/tấn phân hữu cơ. Sau khi trộn đều dùng bạt nilon đậy kín để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo đống ủ, tiếp tục đậy kín. Trung bình ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được.
Ngoài ra, có thể thay supe lân bằng 1% vôi hoặc nước cám gạo (loại cám xấu), nước tiểu... để giúp phân hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Cũng có thể kết hợp cây lục bình, thân cây ngô, đậu... với bã thải từ hầm biogas (khoảng 300-400 kg cho 1 tấn phân hữu cơ) và men BioVAC, ủ trong 45 ngày để làm phân hữu cơ vi sinh.
Nếu không tính công thu gom bèo lục bình, phế thải nông nghiệp, bã từ hầm biogas thì bà con chỉ tốn 75.000 đồng mua men BioVAC là đã có 1 tấn phân bón cho cây trồng. Sản phẩm tạo thành là một hỗn hợp tơi xốp, màu đen nâu, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng phân này bón cho cây trồng có thể giảm 30 - 70% lượng phân hóa học, làm giảm sự thoái hóa đất
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.