Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu

Nghĩa Thắng Vẫn Đảm Bảo Nước Phục Vụ Tưới Tiêu
Ngày đăng: 18/03/2014

Theo ông Cao Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp), hiện nay toàn xã có khoảng hơn 6.300 ha cây trồng; trong đó có 98 ha lúa nước và hơn 2.023 ha cà phê là loại cây nhiều nước tưới.

Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng này, ngay từ đầu mùa khô, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch một cách chi tiết để điều tiết nước tại các công trình thủy lợi.

Theo đó, trên địa bàn xã có 3 công trình cung cấp nước phục vụ tưới tiêu là Công trình thủy lợi Bù Đốp, Công trình thủy lợi Quảng Thuận và Công trình thủy lợi Cầu Tư. Việc xả nước tại 3 công trình thủy lợi luôn được chính quyền xã và đơn vị quản lý trực tiếp ấn định theo từng ngày, từng thời điểm cụ thể trong tuần.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền cho người dân về việc tiết kiệm nước tưới, sử dụng nước tưới cho cây trồng có hiệu quả cũng đã được địa phương quan tâm, đẩy mạnh. Chính vì vậy, dù đang ở vào thời điểm nắng nóng, khô hạn nhất, nhưng nguồn nước trên địa bàn vẫn đủ sức để cầm cự hết mùa khô.

Chị Phạm Thị Duyên, trú tại thôn Bù Đốp (Nghĩa Thắng) cho biết: “Vài năm trở lại đây, người dân chúng tôi luôn an tâm về nguồn nước để tưới tiêu cho cây trồng. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương rất quan tâm và điều tiết việc xả nước tại các công trình thủy lợi một cách hợp lý, có hiệu quả”. Còn anh Trần Văn Hiếu, trú tại thôn Quảng Thuận (Nghĩa Thắng) cũng cho biết: “Mặc dù hiện nay vẫn được cung cấp đầy đủ nước để tưới tiêu cho cây trồng, nhưng theo khuyến cáo của chính quyền địa phương thì người dân chúng tôi vẫn phải hết sức tiết kiệm nhằm đề phòng thời tiết khô hạn kéo dài”.

Ngoài sự quan tâm điểu tiết của chính quyền địa phương, ý thức tiết kiệm của người dân thì việc kiên cố hóa hệ thống kênh mương trên địa bàn cũng là một trong những điều kiện để Nghĩa Thắng giữ được nguồn nước tưới luôn đảm bảo. Theo đó, đã có 85% hệ thống kênh mương trên địa bàn xã đều được bê tông hóa, góp phần giảm thiểu tối đa việc rò rỉ, lãng phí nguồn nước.

Cũng theo ông Khoa, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết cũng như lượng nước tại các công trình thủy lợi trên địa bàn để điều tiết việc tưới tiêu của người dân một cách hợn lý, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới…


Có thể bạn quan tâm

Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

23/07/2014
Nông Dân Ghép Điều Giỏi Nông Dân Ghép Điều Giỏi

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.

28/03/2014
Cảnh Báo Về Loại Sâu Đục Thân Trên Cây Có Múi Cảnh Báo Về Loại Sâu Đục Thân Trên Cây Có Múi

Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.

23/07/2014
99 Đợt Thanh Tra Quản Lý Chất Lượng Và Thú Y Thủy Sản 99 Đợt Thanh Tra Quản Lý Chất Lượng Và Thú Y Thủy Sản

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.

28/03/2014
Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

23/07/2014