Kiểm Tra Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Huyện Cái Nước (Cà Mau)

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.
Huyện Cái Nước hiện có 1.000 ha ao đầm đào mới và hơn 685 ha đang thả nuôi, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013. Qua kiểm tra thực tế tại một số ao đầm tôm nuôi công nghiệp của bà con nông dân, đại diện Cơ quan Thú y vùng VII nhận định:
Với diện tích tôm nuôi công nghiệp tăng nhanh như hiện nay, đặc biệt là không theo quy hoạch của địa phương, sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời người nuôi tôm cũng mong muốn ngành chức năng hỗ trợ đầy đủ và kịp thời thuốc Clorin để xử lý ao đầm khi có tôm nuôi bị thiệt hại.
Nhằm tránh tình trạng bơm xả nước thảy ra ngoài không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh lây lan, làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi của người dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.

Tôm thẻ đang có giá cao ngất ngưởng. Ở Sóc Trăng kết thúc vụ nuôi, nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) thành công vẫn tiếp tục thả nuôi tiếp. Hơn nữa dự báo thị trường hút hàng tới Tết.

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.