Nuôi Vịt Siêu Trứng Thu Nhập 600.000 Đồng/ngày

Năm 2011, ông Trần Văn Huân ở Bản Đầm Giỏ, xã Thuận Hà (Đắk Song) nuôi 30 con vịt siêu trứng. Do được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vịt lớn nhanh, đẻ trứng đều, đặc biệt là không mắc các loại dịch bệnh.
Từ kết quả ban đầu đáng phấn khởi, năm 2012, gia đình ông Huân đã tận dụng 60m2 diện tích đất vườn nhà để xây dựng chuồng nuôi vịt và đào ao nuôi bèo với diện tích 20m2; đồng thời xây dựng chuồng gỗ cao ráo để làm chỗ cho vịt đẻ trứng. Với phương pháp nuôi theo hệ cách li nên đàn vịt của gia đình ông hầu như khỏe mạnh, không mắc các loại dịch bệnh.
Đến nay đàn vịt của gia đình ông Huân đã lên đến hơn 200 con, mỗi ngày thu được khoảng 200 quả trứng. Với giá bán sỉ, trừ chi phí gia đình ông thu về khoảng 600.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.

Người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn giống. Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, địa phương có số lượng người nuôi lớn nhất huyện, số tôm giống vào thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.