Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Rau, Màu Ứng Dụng Công Nghệ Cao Gần 7.500 Ha
Qua 2 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao trong các sản phẩm nông nghiệp, đã cho hiệu quả bước đầu khả quan, do đó tỉnh An Giang vừa chính thức ban hành quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao an toàn theo hướng VietGAP từ nay đến năm 2020 là 7.435 ha, trong đó cây rau là 2.590,5 ha, cây màu 4.844,75 ha. Nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch, an tâm cho bữa ăn hàng ngày.
Các loại cây bao gồm rau dưa các loại, rau gia vị và cây màu khoai môn, khoai lang, đậu bắp Nhật, vừng, đậu nành rau, lạc chuyên canh, ngô chuyên canh, ngô bao tử, sản xuất tại 6 vùng chuyên canh thuộc 31 xã của các huyện Chợ Mới, An phú, Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc.
Theo đó tỉnh còn chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông; Thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP Quản lý chuổi cung ứng rau, màu từ trồng đến người ăn; Truy nguyên nguồn gốc nhằm thu hút chấp nhận của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu; Chọn tạo giống rau mới là chủng loại F1, có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh;
Tạo điều kiện cho các vùng trồng xây dựng thương hiệu; Ứng dụng công nghệ mã vạch trên bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo trách nhiệm của người sản xuất, đi kèm với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng kho sơ chế, đóng gói, bảo quản chuyên biệt phục vụ sau thu hoạch trong những vùng rau tập trung. Mở rộng liên kết hợp tác hóa trong tiêu thụ với nước bạn Camphuchia...
Thuận lợi hiện nay tỉnh đã xây dựng được 2 hệ thống nhà lưới trồng rau dưa tại huyện Chợ Mới, An Phú và vùng rau an toàn sản xuất theo hướng VietGAp tại thành phố Long Xuyên để làm cơ sở nhân rộng ra các vùng quy hoạch.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học An Giang và trường Đại học Cần Thơ đã khảo nghiệm sản xuất nhiều loại giống cây mới như chanh không hạt, cà chua đã cung cấp 100.000 cây giống cho nông dân trồng, đồng thời tỉnh đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học trên diện tích trên 12 ha, trong đó có trại công nghệ nông nghiệp khảo nghiệm tạo ra các cây giống rau, màu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh An Giang để cung cấp cho nông dân trồng, đặc biệt là vùng quy hoạch rau, màu ứng dụng công nghệ cao.
An Giang là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh đi tiên phong trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, vì vậy tỉnh tập trung liên kết vùng trong quá trình thực hiện và tập trung đầu tư cho vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao có trọng tâm trọng điểm.
Trong 7 kế hoạch 4 sản phẩm ứng dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã chọn ưu tiên sản phẩm đã có thị trường, trong đó có sản phẩm rau, màu hiện đang có sản lượng xuất khẩu rất lớn, vì vậy song song với chuyển dịch rau, màu theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao An Giang cũng ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất.
Tỉnh An Giang hiện có diện tích trồng rau, màu trên 60.000 ha/năm, các loại cây có thời gian sinh trưởng khác nhau như: rau ăn lá, hành hẹ, dưa leo, bầu bí… thời vụ trồng đến thu hoạch là 1,5 tháng - 2 tháng/vụ; ngô bao tử, vừng, đậu bắp, cải bắp… 2,5 tháng - 3 tháng/vụ; ớt 5 tháng/vụ…. vì vậy đã tăng vòng quay của đất trồng rau, màu từ 3 - 5 vụ/năm.
Hiện rau, màu của tỉnh An Giang đã xuất khẩu ra nhiều nước như: rau dưa các loại, ngô lai xuất mỗi ngày bằng đường tiểu ngạch sang Campuchia và xuất khẩu chính ngạch trái đậu bắp Nhật, ngô bao tử đóng hộp, ngô nếp, đậu cove, đậu nành rau sang nhiều nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia…
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu tháng 6/2015 giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm mạnh. Hiện giá cá tra được các doanh nghiệp mua với giá chỉ 19.200 - 19.300 đồng/kg (giảm 4.300 - 7.200 đồng/kg so với tháng 1/2015), dưới giá thành sản xuất khoảng 3.000 đồng/kg. Những người nuôi cá tra đang lo lắng sắp vào chu kỳ giảm giá mới.
Mặc dù có tiềm năng lợi thế nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Nghệ An vẫn đang khó khăn chồng chất. Kim ngạch xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu bền vững và cho đến nay, chưa có giải pháp nào đủ mạnh để tạo cú huých cho sản phẩm này.
Ðược thành lập từ năm 1999, trải qua bao thăng trầm, gian khó, Công ty cổ phần Thủy sản Bình Ðịnh (BIDIFISCO) đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu (XK), nhờ luôn kiên định một hướng đi: tất cả vì chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất hàng theo phương thức chính ngạch, hồ sơ phải có chứng thư xuất khẩu kèm các thủ tục hải quan đầy đủ. Về phía nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không nhập chính ngạch (chỉ định cảng đến và mở L/C để thanh toán qua ngân hàng), mà làm thủ tục nhập tiểu ngạch, đồng thời thanh toán bằng tiền mặt nhằm trốn thuế.
Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.