Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân Gặp Rủi Ro Trên Biển
Ngày 5/10/2011, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Công ty CP Sài Gòn Film đã họp báo giới thiệu về hoạt động xây dựng Quỹ Hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển.
Mục đích của việc xây dựng quỹ là để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản...
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: Quỹ ra đời xuất phát từ thực tế, nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km, một vùng kinh tế đặc quyền có diện tích 1 triệu km2… với tổng dân số sinh sống ở vùng ven biển khoảng 40 triệu người. Trong đó khoảng khoảng 29 triệu người sống phụ thuộc vào biển, chiếm 72,5% dân số vùng ven biển. Hiện tại, có khoảng 4 triệu người chuyên sống bằng nghề đánh bắt và khoảng 1 triệu người thường xuyên sống trên các tàu cá. Trong số các đảo nổi, có 66 đảo có ngư dân cư trú làm ăn sinh sống, với khoảng 170.000 người, cả nước có 130 nghìn tàu thuyền đánh bắt ngoài biển, tuy nhiên chỉ có khoảng 20.000 tàu có công suất 90 CV trở lên, trên 65.000 chiếc có công suất rất nhỏ dưới 20 CV hoặc chưa lắp máy.
Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã có 641 vụ với 1.186 tàu và 7.045 ngư dân của Việt Nam bị bắt giữ và xử phạt tại các nước, vùng lãnh thổ. Người và tài sản của ngư dân bị thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ, tàu nước ngoài đâm chìm và bắt giữ với số lượng ngày càng tăng; trong khi đó chính sách hỗ trợ cho ngư dân theo quy định của nhà nước còn thấp (chỉ khoảng 10 – 15% tổng thiệt hại) khiến không ít ngư dân gặp khó khăn về vật chất và ảnh hưởng tinh thần… Từ thực tế này, trước mắt, cần nhanh chóng xây dựng đồng bộ một số chính sách hỗ trợ ngư dân và các lực lượng dân sự hoạt động khai thác hải sản, kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển đảo.
Quỹ ra đời có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất lớn, bởi ngư dân có điều kiện tốt để đánh bắt và an tâm đánh bắt xa bờ trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam; cũng là góp phần giữ gìn an ninh chủ quyền lãnh hải trên biển đông vốn rất nhạy cảm trong thời điểm hiện nay.
Và chương trình “Bám biển quê hương” do Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV9) và Công ty CP Sài Gòn Film phối hợp thực hiện, nhằm vận động các tổ chức cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia quyên góp xây dựng Quỹ
Có thể bạn quan tâm
Giá dưa hấu rớt thê thảm khiến nhiều nông dân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phải điêu đứng. Hiện giá dưa chỉ còn 2.300-2.700 đồng/kg (thời điểm này năm ngoái là 5.700-6.700 đồng/kg).
So với cùng kỳ năm trước, giá giống cây ăn trái tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân từ 2.000-10.000 đồng/cây, tùy loại. Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) giá từ 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây.
Gần 800 xe chở dưa hấu đang chờ được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Mỗi ngày vẫn có thêm khoảng 170 xe tiến về cửa khẩu.
Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.
Sáng 1/4, tại xã Chánh An, huyện Mang Thít, Sở NN&PTNT Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan chức năng thiêu hủy 10 bộ xuyệt điện thu giữ từ các đối tượng đánh bắt tận diệt trên sông.