Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy định mới về cải tạo ao vuông người nuôi tôm gặp khó

Quy định mới về cải tạo ao vuông người nuôi tôm gặp khó
Ngày đăng: 19/10/2015

Cải tạo ao vuông là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm.

Việc sên vét lượng bùn bồi lắng sẽ làm cho môi trường ao nuôi được thông thoáng, hạn chế dịch bệnh phát sinh, tạo độ sâu cần thiết giúp chủ động lượng nước trong ao.

Những năm trước, thời gian cải tạo ao được các địa phương quy định cụ thể, người dân được cấp giấy phép cải tạo ao tập trung, đồng loạt và kết thúc theo thời gian quy định.

Từ đó, người nuôi tôm nắm bắt lịch cải tạo ao, biết rõ thời gian lấy nước vào vuông nuôi tôm để xử lý.

Song, năm nay, theo quy định mới, người nuôi tôm có thể cải tạo ao quanh năm và phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, có diện tích bao ví bùn sên vét từ ao, không được xả bùn ra sông.

Do đó, nhiều bà con rất lúng túng trong việc cải tạo ao và lấy nguồn nước vào ao nuôi tôm.

Ông Nguyễn Quốc Ơn (xã Định Thành, huyện Đông Hải) chia sẻ: “Gia đình tôi có 3ha đất nuôi tôm.

Qua 3 vụ nuôi nên ao bị bùn bồi lắng.

Tôi định sên vét ao để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, nhưng do không có chỗ làm nơi bao ví bùn theo quy định nên không thể cải tạo ao”.

Xã Định Thành có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 2.000ha và nhu cầu sên vét cải tạo ao hằng năm của người dân trong xã tương đối lớn.

Nhưng từ đầu năm đến nay, toàn xã chỉ có khoảng 70 hộ dân đến xin cấp giấy phép sên vét ao.

Và cũng không ít hộ khi đã được cấp phép vẫn không thể cải tạo ao.

Nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ diện tích bao ví bùn theo quy định.

Ông Trà Vĩnh Thuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Định Thành, cho biết: “Xã đã thành lập các tổ tuyên truyền ở các ấp để hướng dẫn bà con làm thủ tục xin phép cải tạo ao.

Đồng thời giám sát các hoạt động sên vét của bà con, tránh xảy ra các trường hợp vi phạm.

Theo quy định, khi sên vét ao, các hộ phải có nơi bao ví bùn.

Do vậy, nhiều hộ do không đủ điều kiện nên không được cấp phép cải tạo ao”.

Tuy nhiên, thời gian qua, một số hộ dù không đủ diện tích bao ví bùn, nhưng họ vẫn sên vét ao, dẫn đến làm tràn bùn ra các con sông.

Từ đầu năm đến nay, xã An Trạch (huyện Đông Hải) đã lập biên bản xử phạt gần 10 trường hợp làm tràn bùn ra sông với số tiền 12,5 triệu đồng, và nhắc nhở nhiều trường hợp khác.

Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một hướng đi bền vững, giúp bà con hạn chế thiệt hại trong sản xuất.

Thế nhưng, việc không quy định thời gian cải tạo ao vuông cụ thể như hiện nay đã làm cho người nuôi tôm bị động, gặp khó trong sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim trĩ cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm Nuôi chim trĩ cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm

Với nghề nuôi chim trĩ, mỗi năm anh Vũ Văn Hạnh (33 tuổi, ngụ KV Thới Hưng, P.Long Hưng, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) có nguồn thu nhập trên 300 triệu đồng.

31/01/2018
Ngưỡng mộ mô hình cam Canh trên đất Lâm Đồng, thu hơn tỷ đồng/năm Ngưỡng mộ mô hình cam Canh trên đất Lâm Đồng, thu hơn tỷ đồng/năm

Nhờ mạnh dạn đưa cây cam đường Canh vào canh tác trên vùng đất đỏ bazan, áp dụng KHKT trong quá trình canh tác, nông dân xã Đan Phượng (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng)

01/02/2018
Tay trắng vươn lên từ nhiều loại cây trồng, thu 2 tỷ đồng/năm.. Tay trắng vươn lên từ nhiều loại cây trồng, thu 2 tỷ đồng/năm..

Lập nghiệp từ hay bàn tay trắng, anh Ngô Văn Dần (SN 1977) theo đã biến vùng đất cằn cỗi thành bạt ngàn màu xanh cây lá, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm.

03/02/2018
Đào ao nuôi cá, lãi 200 triệu đồng/năm Đào ao nuôi cá, lãi 200 triệu đồng/năm

Đây là mô hình nuôi cá giống và cá thương phẩm của gia đình ông Đào Xuân Hiển, thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho hiệu quả kinh tế

07/02/2018
Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu đồng/năm Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu đồng/năm

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ

08/02/2018