Quảng Ninh Không Phá Vỡ Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Nước Lợ
Đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Do được mùa, được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên phong trào nuôi tôm nước lợ của nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cao bất chấp quy hoạch, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật nuôi hạn chế.
Việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi dẫn đến tình trạng nhiễm mặn, không kiểm soát được môi trường vùng nuôi, thiệt hại cho người dân do tiền đầu tư thức ăn nuôi tôm rất lớn…
Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra các hộ nuôi không nên tự phát phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, đối với những ao đầm không đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp như không có hệ thống xi phông ở giữa đáy, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, sục khí thì không nên tổ chức nuôi tôm nước lợ theo quy mô công nghiệp.
Vừa qua UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đối với nuôi tôm nước lợ.
Được biết hiện nay toàn tỉnh có 9.000 ha nuôi tôm nước lợ, trong đó 2.500 ha nuôi công nghiệp, thời điểm này người dân trên địa bàn đang khẩn trương chuẩn bị thả nuôi vụ Xuân hè 2014.
Có thể bạn quan tâm
Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.
Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.
Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.
Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.
Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.