Quảng Ninh đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng
Tuy nhiên, vừa qua, tại một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Vì vậy, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi tôm phải triệt để xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh để dịch bệnh lây lan.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, trong những ngày gần đây, tại Móng Cái đã xuất hiện hiện tượng tôm nuôi bị chết do dịch bệnh. Đây là các bệnh nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 38/2012/TTBNNPTNT. Hiện nay, Chi cục Thú y đang phối hợp với Phòng Kinh tế TP Móng Cái xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích nuôi tôm có tôm chết tại Móng Cái đã tăng lên, ước khoảng hơn 100ha.
Để tránh thiệt hại lớn, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản khuyến cáo các hộ nuôi tôm cần nhanh chóng thu hoạch tôm để tránh lây lan. Đối với các ao nuôi nhiễm bệnh, cần đóng chặt cống và xử lý triệt để mầm bệnh trong ao bằng chlorine 300kg/10.000m3 nước kết hợp quạt nước trong 3 - 5 ngày trước khi xả thải ra ngoài môi trường; thực hiện kiểm tra lưu hành dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính tại ao nuôi, nguồn nước, trước khi thả giống nuôi vụ tiếp theo. Đối với các hộ xung quanh, cần sử dụng các loại hoá chất phòng dịch bệnh như: Vicato, virkon… hoặc các hoá chất có hoạt tính tương tự được phép lưu hành tại Việt Nam, liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho tôm nuôi.
Được biết, không chỉ ở Móng Cái, mà hiện nay một số địa phương trong tỉnh cũng đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch bệnh đối với tôm nuôi. Ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục Thú y đã tiến hành thu, gửi phân tích xét nghiệm 246 mẫu bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm, các cơ sở sản xuất tôm giống; kết quả phát hiện 8/130 mẫu tôm sú dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 2/130 mẫu tôm sú dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại xã Hải Lạng - Tiên Yên. Theo thông tin của một số hộ dân nuôi tôm tại Uông Bí, trên địa bàn thành phố cũng đã xuất hiện một số ao nuôi có hiện tượng tôm chết rải rác.
Ông Thiều Văn Thành, Phó Giám đốc Chi cục Thú y cho biết: Chi cục đang phối hợp với Phòng Kinh tế các địa phương có tôm nuôi bị chết, thực hiện khoanh vùng, xử lý dịch bệnh. Chính quyền địa phương và các hộ nuôi tôm cần theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn; kiên quyết khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ổ dịch để tránh lây lan. Đặc biệt hiện nay với thời tiết nắng nóng bất thường, các địa phương và các hộ nuôi trồng thuỷ sản cần chủ động phòng tránh nắng nóng cho các hồ nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
Có thể bạn quan tâm
Các nông dân trồng cà phê ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, giá cà phê đang tiếp tục xu hướng giảm. Giá mua tại vườn hiện chỉ còn 31 - 32 ngàn đồng/kg cà phê nhân, giảm khoảng 2 ngàn đồng so với đầu tháng 10-2013 và giảm 12 ngàn đồng so với thời điểm đầu năm.
Ngày 3/11, tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Chứng nhận vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho 1.000 ha chè hàng hóa của huyện Mường Khương.
Tại xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang), nhiều nông dân chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ và thu lợi nhuận cao. Ông Hồ Văn Ri, người trồng thanh long ruột đỏ, cho biết: “Tôi trồng loại cây này gần 3 năm rồi, thu nhập được lắm.
Sau khi giảm mạnh còn 30.000 đ/chục (12 trái) trong những ngày đầu tháng 8/2013, hiện giá dừa tươi tại nhiều nơi trong tỉnh Vĩnh Long xuống chỉ còn 25.000 đ/chục.
Hiện nay, thương lái mua quít đường tại Long Trị (Long Mỹ, Hậu Giang) chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng so với 1 tháng trước đó. So với cùng kỳ năm trước, giá quít năm nay tuy giảm nhưng vẫn cao hơn 6.000 đồng/kg.