Quảng Ninh chủ động phòng chống hiện tượng bệnh lùn cây ngô
Hiện nay ngô đang giai đoạn sinh trưởng 7 lá đến xoắn nõn. Qua kết quả kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây ngô của Chi cục Bảo vệ thực vật cho thấy hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương như: Hải Hà, Tiên Yên với tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến dưới 2,5% số cây, cục bộ có chỗ 5 - 10% số cây; xảy ra trên các giống NK 4300, NK 6654.
Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh đã lấy mẫu và gửi đi giám định, hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ. Hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” đã xuất hiện ở các tỉnh phía bắc từ vụ đông 2013 với các triệu chứng biểu hiện ban đầu như: Cây lùn thấp, các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.
Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 5 - 7 lá. Những cây bị nặng không phát triển được và chết dần, cây bị nhẹ vẫn phát triển nhưng rất chậm, thân lóng sít, đến giai đoạn xoắn nõn - trổ cờ lá ngọn không bung được, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng ngô để kịp thời phát hiện hiện tượng “lùn cây ngô”.
Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng bệnh “lùn cây ngô”, vận động, hướng dẫn nhân dân tiến hành nhổ bỏ, tiêu huỷ những cây bị bệnh, tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt tăng sức đề kháng. Đối với các ruộng ngô bị hại nặng không có khả năng thu hoạch, cần tiêu huỷ toàn bộ và tiến hành trồng lại nếu còn kịp thời vụ, hạn chế gieo trồng những giống ngô đã xác định bị bệnh hại nặng.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.
Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.
Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.
Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.