Khá lên nhờ trồng cây sả
Nhiều hộ gia đình đã chuyển từ cây lúa sang trồng sả cho năng suất cao, từng bước xóa đói giảm nghèo. Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, ấp Giồng Keo, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang là một trong những hộ gia đình tiêu biểu thoát nghèo, khá lên nhờ cây sả.
Ông Nguyễn Văn Hùng thoát nghèo nhờ trồng sả.
Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, khoảng 10 năm về trước, gia đình ông thuộc diện khó khăn do đất khô hạn, phèn mặn không canh tác được, hoặc nếu có cũng chỉ sản xuất được 1 -2 vụ lúa vào mùa mưa. Mùa khô đất gần như bỏ hoang, không sản xuất được. Không riêng gia đình ông Hùng, nhiều gia đình khác ở xã Phú Thạnh cũng đều rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Được định hướng của các ngành chức năng và nhận thấy thổ nhưỡng thích hợp, ông Hùng thử nghiệm trồng cây sả trên những khoảng đất trống của gia đình. Sả thích nghi, phát triển tốt, không cần công chăm sóc, chi phí cũng không nhiều. Thấy vậy, ông bắt đầu mở rộng, trồng toàn bộ 1ha diện tích đất của gia đình ông.
Theo anh Hùng, quy trình trồng sả khá đơn giản, tháng nắng trồng bất kỳ nơi nào, còn tháng mưa lên liếp hoặc xẻ rãnh để tránh bị ngập úng khi mưa dầm.
Một vụ trồng sả có thể kéo dài thành 2 vụ nếu thu hoạch lần thứ nhất không nhổ tận gốc mà mỗi bụi thu hoạch chừa lại 2 - 3 tép. Nếu chăm sóc tốt, sả phát triển bình thường và cho năng suất cao như vụ thứ nhất. Giá sả dao động từ 2.500 - 7.500 đồng/kg, tùy theo thời điểm lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần, chi phí giảm 1/3 so với cây lúa. Ông Hùng cho biết: Trồng sả không lo sâu bệnh, chỉ cần biết cách phòng trừ rệp sáp là đảm bảo an toàn cho cây sả.
Nếu không trị sớm rệp sáp hút nhựa, làm cây còi cọc không lớn nổi, năng suất sẽ bị giảm và lây lan nhanh sang các ruộng sả khác. Ngoài việc trồng sả mang lại thu nhập ổn định, ông Hùng còn đầu tư vốn vào nuôi bò và tận dụng những khoảng đất trống trồng thêm cỏ để bổ sung dinh dưỡng cho bò.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện có gần 700ha sả tập trung nhiều nhất tại các xã Phú Thạnh, Phú Đông và đang mở rộng ra một phần xã Tân Phú, Phú Tân, lợi nhuận bình quân đạt 70 triệu đồng/ha/năm. Hằng năm có khoảng 15% hộ gia đình của huyện thoát nghèo nhờ cây sả.
Làm ăn có hiệu quả, ông Hùng mạnh dạn kêu gọi người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả tại các vùng Phú Thạnh, Phú Đông lên liếp trồng sả để cải thiện kinh tế gia đình. Chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao 3 - 4 lần so với cây lúa, đầu ra ổn định. Ngoài ra, ông Hùng còn là nông dân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương như: hiến đất làm đường, làm công tác tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.
Nhờ chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, cuộc sống gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã trở nên khá giả, xây dựng được nhà cửa khang trang. Hằng năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình anh Hùng thu về hơn 60 triệu đồng từ việc trồng sả và chăn nuôi bò, có điều kiện nuôi các con ăn học đến nơi, đến chốn. Nhiều năm liền anh được tuyên dương nông dân sản xuất giỏi các cấp, đáng để nhiều bà con nông dân khác học hỏi, noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Dù Bộ NNPTNT đã có Quyết định về kế hoạch sản xuất giống lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2014 – 2015, nhưng đến nay việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát giống lúa tại các địa phương.
Hiện, anh Tuấn đang nuôi theo 2hình thức xoay vòng trên nên tháng nào cũng cho thu hoạch. Trung bình mỗi tháng xuất bán 7 - 8 tấn trai, với giá bán 17.000 đồng/kg, doanh thu 20 triệu đồng/tháng; lãi hơn 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí.
“Tình trạng buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, chất bảo quản trong thịt gia súc đang là vấn đề ‘nóng,’ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thực phẩm quốc tế.
Cuối tuần trước, công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm) xuất khẩu lô trứng muối đầu tiên vào thị trường Brunei.
Lực lượng Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm để góp phần phòng, chống dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm.