Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, nhà nông cần liên kết trong sản xuất
Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, nông dân nên hạn chế thả giống để giảm rủi ro, đồng thời chờ giá tôm tăng trở lại (dự báo vào đầu quý 3 năm 2015). Qua theo dõi tình hình thị trường tôm nguyên liệu cho thấy, từ đầu tháng 5 đến nay giá tôm dần ổn định và tăng trở lại. Cụ thể, giá tôm ngày 16/5/2015 tại Cà Mau, tôm sú 20 con/kg giá dao động từ 240.000 đến 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá từ 160.000 đến 170.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá từ 140.000 đến 150.000 đồng/kg (tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 5/2015).
Riêng tôm thẻ chân trắng, loại 100 con/kg giá 88.00 đồng/kg, loại 90 con/kg giá 92.000 đồng/kg, loại 80 con/kg giá 97.000 đồng/kg, loại 70 con/kg giá 102.000 đồng/kg, loại 60 con/kg giá 106.000 đồng/kg, loại 50 con/kg giá 113.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 123.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ chân trắng tăng bình quân từ 6.000 đồng đến 12.000 đồng/kg so với đầu tháng 5/2015.
Hiện lượng tôm nguyên liệu các nhà máy chế biến thu mua vào đã sụt giảm. Ðể phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2016 thì nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường thế giới sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo: Ðối với loại hình nuôi tôm trong tỉnh phải khẩn trương cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, chuẩn bị sẵn sàng cho các điều kiện thả giống. Hiện độ mặn tại các vùng nuôi tôm còn khá cao và thời tiết đang giao mùa (mưa, nắng) môi trường biến động lớn; một số nơi nguồn nước ngoài sông còn cạn và ô nhiễm nên hạn chế lấy nước vào ao, đầm. Tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết, môi trường, khi thấy thuận lợi thì thả giống ngay (dự báo vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch). Nông dân nên chọn giống tôm có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt và qua kiểm dịch để thả nuôi.
Cần thực hiện liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất (tổ hợp tác, hợp tác xã…) để giảm các chi phí đầu vào và thường xuyên liên hệ với cán bộ khuyến ngư, thú y cơ sở để được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi và phòng, chống dịch bệnh. Theo dõi sát sự phát triển của tôm nuôi (nhất là sự biến động của môi trường), áp dụng các quy trình kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh… để có vụ mùa bội thu.
Có thể bạn quan tâm
Mưa lớn kéo dài trong dịp cuối tháng 7 và ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm cho nhiều diện tích rau ở các vùng ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng, năng suất giảm mạnh. Mặc dù giá rau có tăng do sản lượng giảm nhưng nông dân vẫn buồn vì thất thu.
Chỉ với 1 sào đất, người nông dân có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau. Thực tế đó đang khiến nhiều hộ dân ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long, Bình Phước) hy vọng trong tương lai mô hình sản xuất này sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.
Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.
Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...
Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.