Các trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi
Ngoài ra, còn có 14 cơ sở ương thuần dưỡng giống và 60 công ty cung cấp giống ngoài tỉnh, trong 06 tháng đầu năm cung cấp cho người nuôi trên 445,5 triệu con giống, đáp ứng trên 30,9% nhu cầu con giống thả nuôi, số tôm giống còn lại do các hộ nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh tự lựa chọn, mua con giống từ các trại sản xuất giống ngoài tỉnh.
Để giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả trong những tháng cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh phối hợp với sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bạc Liêu trong quản lý giống, thường xuyên trao đổi thông tin về chất lượng giống, nhu cầu con giống; kêu gọi các công ty giống ngoài tỉnh cam kết cung cấp giống chất lượng, khai báo kiểm dịch giống khi nhập tỉnh; các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, nhất là Trung tâm Giống thủy sản thực hiện vai trò chủ công và điều tiết giống, chủ động xây dựng đề án phát triển giống thủy sản của tỉnh.
Tiếp nhận thực nghiệm những công nghệ mới của các viện, trường để phục vụ nhu cầu phát triển giống thủy sản trong tỉnh, tham gia sản xuất giống theo nhu cầu mùa vụ thả nuôi, góp phần cùng các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh cung cấp giống có chất lượng cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.