Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Ngư Dân Ăn Tết

Quảng Ngãi Ngư Dân Ăn Tết
Ngày đăng: 01/02/2014

Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…

Ấy là kết luận của nhiều ngư dân. Ý là những ai có tàu lớn, vươn khơi đánh bắt ở các ngư trường xa như Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biển phía bắc, phía nam thì ăn Tết…no vì tôm cá đầy khoang, lại được giá. Ngược lại, nhiều ngư dân khai thác gần bờ thì lại buồn! Nguyên nhân, phần vì thuyền nằm bờ dài ngày do trời hết mưa lại bão, phần cá mực ít.

Anh Nguyễn Thuận ngụ thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) - người gắn bó với vùng biển ven bờ trong tỉnh gần chục năm nay chỉ vào chiếc ghe nhỏ cùng mớ lưới cũ rích, bảo: “Thuyền nhỏ, biển lớn, trời lại động nên tôm, cá lặn mất tăm”.

Mà đúng là năm 2013, thời tiết quá khắc nghiệt. Hết mưa bão đến áp thấp nhiệt đới, rồi không khí lạnh kéo dài khiến biển động liên tục. Những người như anh Thuận vì thế không thể dong thuyền ra khơi câu mực hay đánh bắt cá gần bờ. Những lúc trời yên biển lặng, dù ăn trên thuyền, ngủ trên biển, nhưng anh Thuận vẫn than: “Cá về chỉ đủ đong gạo mua mắm, lấy đâu dư mà sắm Tết!”.

Khổ hơn, những người đánh lộng như anh Thuận là các ngư dân không may “vướng” thiên tai và rủi ro trên biển. Với họ, Tết này đúng là “buồn não ruột”. Đơn cử như chủ tàu Nguyễn Vũ ở xã Bình Châu (Bình Sơn). Sau một tuần hăm hở dong thuyền vươn khơi, anh Vũ trở về trong sự vui mừng lẫn tiếc nuối khi mà chiếc tàu lẫn toàn bộ ngư lưới cụ trị giá bạc tỷ đã bị nhấn chìm ở vùng biển tỉnh Phú Yên. Dẫu tính mạng của chủ tàu lẫn người đi bạn được bảo toàn, nhưng nghĩ đến số tài sản mà vợ chồng vừa tích góp, vay mượn bỗng chốc tan như bọt biển, anh Vũ gần như bỏ ăn, mất ngủ.

Trái ngược với cái buồn trên là nụ cười mãn nguyện của ngư dân trên những con tàu trở về từ các ngư trường lớn, chủ yếu là Trường Sa. Ngoài khoang tàu đầy cá chuồn, cá nục, cá cu... thì giá bán cũng tăng vài bậc khiến ngư dân "vui như Tết" dù hôm tàu cập bến chỉ mới 23 tháng Chạp.

Hôm ấy, chủ tàu Nguyễn Vang ở xã Bình Châu “mở hàng” cho cảng cá Sa Kỳ với khoang cá chuồn cồ cùng cá hồng. Kế đến là anh Quân, ông Tân cũng lần lượt bật khoang cá nục trong niềm hân hoan, phấn khởi của hàng chục lao động. Họ bảo “đợt này trúng lộc, có tiền nên ăn Tết đầy đủ hơn !”.

Tết giữa đại dương

Giữa lúc các ngư dân như anh Vang, anh Quân, ông Tân được đoàn tụ Tết với gia đình trong căn nhà khang trang, ấm cúng thì rất nhiều tài công lẫn bạn chài lại ăn Tết giữa đại dương. Trong số này, có người vì đang phiên biển; nhưng cũng có không ít ngư dân vươn khơi vào những ngày giữa tháng Chạp với hy vọng săn được nhiều lộc Tết ngay trong Tết.

Vì nói như chủ tàu Nguyễn Tấn Cư ở xã Bình Châu thì: “Tết, ông trời hiền tính nên biển êm, cá mực cũng nhiều. Cộng với giá mực cá ra Giêng cao nên anh em ai cũng muốn tranh thủ vớt vát sau một năm thất thu”. Có lẽ vì vậy mà dù đã đến ngày 20 tháng Chạp nhưng ông Cư vẫn chất đá, đổ dầu, xếp thực phẩm cùng dưa món, bánh tét, thịt heo muối… rồi cho tàu thẳng tiến hướng Trường Sa.

Trước ông Cư, tàu của ngư dân Lưu Đình Dũng cũng vươn khơi đón Tết dù năm qua, tàu này được xếp vào hạng “có của ăn của để” ở xã biển Bình Châu với liên tiếp những phiên biển đầy. Thế nhưng vì lý do “đón Tết ở Trường Sa khác lắm, thiêng liêng lắm. Ai thử một lần là… ghiền luôn!”, nên sau chuyến trở về đầy cá hồi cuối tháng 11, ông Dũng lại tranh thủ bổ sung nguyên nhiên liệu cho tàu rồi tiếp tục lên đường ra Trường Sa khai thác hải sản và đón Tết trên biển.

Không chỉ Bình Châu, mà ở cảng cá Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Phổ Thạnh (Đức Phổ)... đâu đâu cũng bắt gặp cảnh đón Tết với tâm trạng trái chiều của ngư dân. Người căng thẳng quăng lưới vây cá câu mực những mong có thêm tiền để kịp sắm Tết. Người day dứt vì “đi thì lo, không đi thì tiếc”. Người lại hào phóng sơn nhà sắm đồ đạc vì trúng lộc biển.

Và cũng có người tạm xa gia đình trong Tết vì mãi bận mưu sinh nơi biển cả. Nhưng dẫu hoàn cảnh nào, tâm trạng nào, tất cả vẫn không giấu được sự hân hoan lẫn niềm tin vào một cái Tết “đầy” vì “biển giả mà. Biết đâu mấy ngày cuối năm trời thương, cho lưới mình nặng cá”.


Có thể bạn quan tâm

Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

09/11/2014
Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nuôi Ba Ba Đút Túi 1,5 Tỷ Đồng Mỗi Năm

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

11/11/2014
Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục Bạc Liêu Có Hơn 3.800ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Được Khắc Phục

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

09/11/2014
Xây Dựng Trang Trại Nuôi Cá Nước Lạnh Trong Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim Xây Dựng Trang Trại Nuôi Cá Nước Lạnh Trong Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

09/11/2014
Gặp Gặp "Vua Nuôi Tôm" Ở Tuần Châu

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

09/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.