Quảng Ngãi Chi 31,5 Tỷ Đồng Giúp Ngư Dân Đánh Bắt Ở Biển Xa

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác hải sản trên các vùng biển xa đợt 1 năm 2014 với tổng kinh phí gần 31,5 tỷ đồng.
Cụ thể, 325 tàu chuyên khai thác hải sản trên vùng biển xa thuộc các huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, Mộ Đức và Đức Phổ được hỗ trợ nhiên liệu với tổng số tiền là 30,774 tỷ đồng; hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên trên tàu cho 32 tàu với tổng số tiền là hơn 97 triệu đồng; hỗ trợ chi phí mua máy thông tin liên lạc cho 22 tàu với số tiền là 616 triệu đồng.
Việc hỗ trợ này sẽ giúp tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt trên các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa có điều kiện vươn khơi và yên tâm hành nghề trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Cùng với việc hỗ trợ ngư dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu hoạt động đánh bắt thủy sản.
Công tác đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá, đội tàu cá phát triển theo hướng hiện đại, đảm bảo khai thác xa bờ an toàn, giảm thiểu tai nạn.
Công tác giáo dục, phổ biến kiến thức phòng chống lụt bão, nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển và các quy định về báo hiệu được đẩy mạnh tuyên truyền.
Ngư dân được cung cấp đầy đủ thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để liên hệ khi có sự cố.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi không có biển số, không mang đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.
Công tác quản lý an toàn kỹ thuật tàu cá được tăng cường từ khâu xét duyệt thiết kế; thực hiện các bước kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật theo quy chế; tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với các tàu cá không đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.