Hoa hậu bò sữa đua nhau khoe vòng một căng mọng

Đến hẹn lại lên, sáng nay 15.10, cuộc thi Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu đã diễn ra tại sân vận động trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La).
“Vương miện” Hoa hậu bò sữa năm nay thuộc về “cô bò” mang số hiệu 664 của chủ hộ Lê Thị Thoa thuộc đơn vị Vườn Đào 1.
“Hoa hậu” sinh năm 2010 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ từ Hà Lan- Cuba, trọng lượng 710 kg, đã đẻ 3 lứa, sản lượng sữa trung bình mỗi ngày đạt 59,6 lít/ngày.
Vương miện Hoa hậu thuộc về "cô bò sữa" mang số hiệu 664.
Từ năm 2004, cuộc thi “ Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu” được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 14 và 15.10 hàng năm nhằm khuyến khích, động viên họ tạo ra những dòng bò không những đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò HF thuần chủng trên cao nguyên Mộc Châu.
Sau 11 năm tổ chức, đã có những thế hệ F1, F2 của các “cô bò” Hoa hậu trước tham gia cuộc thi này, đánh dấu những nỗ lực phát triển đàn bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.
Cuộc thi năm nay chọn ra được 126 con bò, bê từ 18.000 bò bê tại gần 600 hộ trong nhiều tháng qua.
126 “cô bò” dự thi chung kết ở 5 hạng mục tham gia là: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa.
Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Giải nhất của cuộc thi có giá trị 60 triệu đồng.
Tất cả các “cô bò” được vào chung kết đều được nhận giải thưởng tiền mặt là 3 triệu đồng/con.
Cuộc thi Hoa hậu Bò sữa cũng là cơ hội để người chăn nuôi có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cũng là nơi người nông dân được gặp gỡ các nhà khoa học và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào việc chăn nuôi bò sữa, trở thành một ngành chăn nuôi công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với hơn 1.000 m2, nhưng đó là nơi cô Nguyễn Hoàng Linh (phường An Thạnh, TX.Thuận An - Bình Dương) mở mô hình nuôi gà và heo, tuy quy mô không lớn nhưng mang lại nguồn lợi nhuận khá cao.

Thông tin từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), vụ mía 2013 - 2014, CASUCO đưa ra mức giá sàn bảo hiểm cho nông dân với giá 750 đ/kg, mía 9 CCS tại cầu cảng nhà máy/xí nghiệp.

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.