Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Nam đã có 475/1.780 ha diện tích đã thả nuôi, trong đó có 60ha diện tích thả tôm nuôi trước lịch.
Mặc dù từ đầu năm các huyện, thành phố thuộc vùng nuôi tôm nước lợ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy tỉnh tổ chức tập huấn triển khai lịch thời vụ và hướng dẫn nông dân nuôi tôm theo hướng an toàn và hạn chế dịch bệnh, thế nhưng năm nào cũng có không ít hộ dân "xé rào" thả tôm trước lịch.
Trước tình hình trên, để quản lý và ngăn ngừa bệnh lây lan cho tôm nuôi chính vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng kinh tế thành phố Tam Kỳ tiến hành dập bệnh đồng thời tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Cụ thể: Tổ chức Chương trình lấy mẫu nước, mẫu tôm tại các vùng nuôi tôm để kiểm tra một số chỉ tiêu thủy ly, thủy hóa, mầm bệnh. Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vùng nuôi đặc biệt các vùng nuôi có dấu hiệu bất thường như tôm bỏ ăn, chết rải rác, dạt bờ, kéo đàn, ....
Nhanh chóng lấy mẫu gởi về Chi cục nuôi trồng thủy sản để kiểm tra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp quản lý ao nuôi và các biện pháp phòng chống bệnh cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Sau rằm tháng Chạp, không khí tại các làng biển như Hà Ra, Hòn Rớ, Cửa Bé (TP. Nha Trang) trở nên chộn rộn không khí Tết sớm. Nhiều gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên để cánh đàn ông, những ngư phủ trong gia đình ra khơi cho kịp chuyến biển cuối năm.

Ông Chót kể: "Trước đây, thấy việc nuôi dê lâm cảnh bấp bênh, anh tôi là ông Vương Vĩnh Lợi sang Thái Lan, Malaysia tìm hiểu mô hình mới. Nông dân bên ấy nuôi ba ba thành công từ việc xây dựng hệ thống ao nuôi rất khoa học. Vì thế, mấy anh em tôi quyết định hợp sức để làm".

Ngày 29/01/2015, tại Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp trong sản xuất và quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền chủ trì Hội nghị.