Quảng Nam Thiếu Giống Trước Vụ Đông - Xuân
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.
Theo số liệu từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, vụ Đông Xuân 2013-2014, nông dân địa phương gieo sạ tổng cộng 3.800ha lúa, trong đó khoảng 950ha được bố trí xuống giống trà 1 bằng những loại giống dài ngày chủ lực như Xi23, X21, NX30.
Để sản xuất hết 950ha lúa trà 1 sẽ cần không dưới 76 tấn giống dài ngày, nhưng hiện nay nguồn cung trên thị trường mới chỉ đáp ứng được 30% so với nhu cầu. Để khắc phục tình trạng thiếu giống, huyện Duy Xuyên đã trích ngân sách để mua giống hỗ trợ cho nông dân, đồng thời khuyến khích người dân chuyển một số diện tích từ giống dài ngày sang trung hoặc ngắn ngày...
Có thể bạn quan tâm
Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.
Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.
Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.
Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.
Qua nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã định hình là vùng sản xuất hồ tiêu tập trung lớn nhất của tỉnh. Hiện tại, để cây hồ tiêu có “tên tuổi” trên thị trường trong nước và quốc tế, địa phương đang tích cực bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu.