Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt
Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.
Việc nuôi cá này được sự giám sát khá chặt chẽ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật của huyện và của tỉnh (Sở KH-CN Lâm Đồng). Đến tháng 8/2012, cá lăng nuôi trong lồng chết đồng loạt (gần như chết toàn bộ 80 con cá giống).
Ngay sau khi cá bị chết đồng loạt, huyện cũng đã có động thái làm sạch ao hồ, xem lại quy chuẩn lồng bè, soát xét nguồn thức ăn cho cá… Cũng cần nói thêm, với 100 con cá lăng giống nuôi theo hình thức thả ao thì phát triển bình thường và có dấu hiệu thành công.
Cùng với hình thức nuôi trong ao, cá lăng nuôi lồng đang là mô hình được nông dân trong tỉnh (và nhiều tỉnh khác) quan tâm. Việc tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra lời khuyến cáo khả dĩ cho bà con đang là vấn đề đặt ra đối với cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.
Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phối hợp với Phòng Kinh tế Đà Lạt và Chi cục Quản lý thị trường Lâm Đồng kiểm tra lô hàng 14 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về chợ Nông sản Đà Lạt đầu tuần này.
Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI khẳng định, SXNN của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP đang có dấu hiệu giảm nhưng nếu tái cấu trúc đúng cách và có giải pháp phù hợp chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra kim ngạch XK và chiếm vị thế cao trong nền kinh tế.
Đầu ra cho nông sản Việt vẫn luôn là một bài toán khó cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân. Điệp khúc được mùa mất giá, cảnh nông sản đến mùa thu hoạch không có người mua tái diễn: hàng trăm xe dưa hấu tắc nghẽn ở biên giới, dưa hấu đổ bỏ cho gia súc ăn, thanh long cho bò ăn chán chê rồi đành vứt bỏ… nông sản rớt giá khiến người nông dân điêu đứng.