Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013
Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo. Đây là nội dung chính được nêu ra tại hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức vào sáng 25/11. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản Vũ Văn Tám; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh, thành nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 12 tỉnh nuôi tôm trái vụ. Tính đến thời điểm này, diện tích thả nuôi đạt trên 652.600 ha; sản lượng thu hoạch tôm đạt gần 476.000 tấn; giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đôla. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% về diện tích và gần 80% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.
Điểm nổi bật vụ nuôi tôm năm 2013 là các nước trong khu vực sụt giảm sản lượng tôm đáng kể do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp nên nhu cầu nguyên liệu tăng kéo theo giá tôm cũng tăng theo. Tận dụng cơ hội này, Tổng cục Thủy sản cho phép phát triển nuôi tôm chân trắng vụ 3 ở những khu vực có lợi thế với phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh ở cả quy mô nông hộ và quy mô nông trại bước đầu tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm sau nhiều vụ mùa thất bát như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2013 vẫn còn hạn chế nhất định.
Với những khó khăn nêu ra, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành từ Khánh Hoà đến Cà Mau trình bày tham luận về quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản; tình hình chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ; tình hình nuôi tôm và công tác quản lý thủy sản; quản lý sản xuất tôm; quản lý thức ăn thủy sản. Từ đó, làm cơ sở để Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 phù hợp với tình hình thức tế, đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trong lúc hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang rớt giá thê thảm thì hàng trăm hộ nông dân trồng khóm Tắc Cậu ở ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành (Kiên Giang) lại trúng mùa và bán được giá cao
Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.
Tiếp sau hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ùn ứ trên 50.000 tấn, phải nhờ đến sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể “giải cứu”, đến nay, các hộ trồng ổi trên địa bàn huyện Kế Sách cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi cả ngàn hécta ổi phải bỏ trắng vườn.
100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.
Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.