Ngọt thanh trái lạ mang tên cứu người

Qua quan sát, hình dáng bên ngoài và trong trái triên khá giống trái dưa chuột (dưa leo). Tuy nhiên, trái triên nhỉnh hơn, bình quân chiều dài mỗi trái từ 10-20cm/trái, cá biệt có trái to bằng bắp tay người lớn. Vỏ của trái triên có màu xanh khi non, vàng lúc già. Triên thuộc họ dây leo, ra trái quanh năm.
Cũng giống như dưa chuột, trái triên dùng để ăn sống, hoặc thái mỏng trộn với rau. Dù được xem là đặc sản lạ, thế nhưng giá bán của trái triên khá rẻ, chỉ từ 1.000-3.000 đồng/trái. Bình quân mỗi buổi, một người hái triên có thu nhập khoảng 70.000-100.000 đồng. Nếu gặp khu vực triên mọc nhiều, hái đầy gùi, bán được trên 200.000 đồng/người/buổi.
Số trái triên tranh thủ hái được của người dân Tây Trà sau buổi lên rẫy.
Nói về cái tên đặc biệt trái "cứu người", già Hồ Văn Biu (64 tuổi, ở xã Trà Quân, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) giải thích: Rất ít người biết đến cái tên trái "cứu người", bởi vì nó gắn với một truyền thuyết mà hiện đã bị lãng quên từ lâu.
Theo lời già Biu, chuyện kể rằng có một đôi vợ chồng trẻ ở một buôn làng nọ chẳng may lạc vào rừng sâu. Sau nhiều ngày đói khát, người vợ kiệt sức. Trước lúc chết, người vợ khấn nguyện với "Giàng" (trời) hãy giúp cho người chồng có thức ăn, nước uống để tiếp tục sống mà tìm đường về nhà.
Nghe được lời thỉnh cầu đó, “Giàng" đã hóa người vợ trẻ thành trái triên, nhờ đó mà người chồng đủ sức và tìm đường về nhà.
Để tưởng nhớ người vợ trẻ đã hóa thân thành trái triên cứu chồng, người dân trong làng còn gọi nó là trái "cứu người".
Một thương lái đang mua triên của người dân khi vừa ra khỏi rừng.
Trái triên khi ăn thấy giòn rụm, vị ngọt nhẹ và thanh đọng lâu trên đầu lưỡi... Chính sự ngon lạ đó đã đưa loại trái mọc hoang dại trên rừng này trở thành một loại đặc sản hàng đầu của đồng bào phía bắc Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.

Hiện nay các địa phương trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện về giống, đất đai để xuống giống vụ đông xuân 2014 – 2015. Năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, lượng mưa các tháng tới có khả năng thiếu hụt. Để đảm bảo thắng lợi sản xuất vụ đông xuân sắp tới, một trong những giải pháp cần tập trung là tăng cường công tác phòng, chống hạn…

Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa và tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Xuất thân là một nông dân chưa từng qua trường lớp nào về kỹ thuật, ông Nguyễn Phú Thạnh (SN 1969) ngụ ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung sáng chế thành công hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” phục vụ rất hiệu quả trong nông nghiệp.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.