Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ai bảo vệ ngư dân

Ai bảo vệ ngư dân
Ngày đăng: 16/09/2015

“Lỗ tai tui ù đi không còn nghe được gì, chỉ nhìn thấy đạn rơi như mưa xuống boong. Khoảng 15 phút sau, khi vừa rời hầm lên buồng lái tui tá hỏa nhìn cậu Sinh gục chết cạnh vô lăng, mặt bị bắn nát, một tay bị đứt gần lìa...” - ông Chao Văn Sáng (ngư dân ở Phụng Hiệp, Kiên Giang) bàng hoàng kể lại.

Anh Cường, ngư dân bị cướp biển bắn ngày 11/9 đang điều trị tại bệnh viện

Đây là đoạn mà báo chí ngày 14.9 đã đăng tải vụ tấn công kinh hoàng và đẫm máu mà những ngư dân tay không tấc sắt đã phải gánh chịu vào sáng 11.9.

Vụ tấn công đẫm máu khiến chúng ta bàng hoàng, căm giận một thì những chi tiết bối cảnh sau đó khiến chúng ta giật mình mười.

Rằng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không  phải là ít.

Rằng đã có những trường hợp bị bắn thủng bụng, đã tử vong trên đường tới đất liền.

Rằng mỗi chuyến ra khơi, dù là trên vùng biển Việt Nam là “đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy hiểm rình rập, có thể bị bắt giữ, phạt tiền, giờ đây là bị bắn chết bất cứ lúc nào”.

Ngay chính đôi tàu vừa bị tấn công, chỉ hai tháng trước, chính chiếc tàu cao tốc chở nhóm người lạ nói trên từng bắn dọa xuống nước, sau đó khống chế kéo tàu ngư dân đi lòng vòng ngoài biển để đòi tiền chuộc tàu lên tới 3,2 tỷ đồng. “Trên tàu cao tốc có một người mặc thường phục nói tiếng Việt rất rành. Mấy lần trước họ chỉ bắn dọa đòi tiền chuộc” - một ngư dân Kiên Giang kể như vậy.

Vụ việc chưa được làm rõ, nhưng lúc này có thực tế là rất nhiều ngư dân đang bất an, lo sợ khi ra khơi đánh bắt. Tai họa từ thiên nhiên có thể xảy ra... Tai họa từ tàu cũ, yếu, thiếu trang thiết bị có thể xảy ra... Nhưng tai họa khiến ngư dân lo sợ hơn cả là từ con người với những súng đạn, những hành vi trấn áp vô nhân đạo. Giữa biển cả mênh mông, ngư dân biết trông đợi ở ai?

Nên lúc này không thể không đặt lại câu hỏi- một câu hỏi mà có lẽ bất cứ ngư dân nào khi chia tay vợ con xuống tàu cũng phải nghĩ tới và đối diện: Ai sẽ bảo vệ họ?


Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn

Từ giữa tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng trên biển tại Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định) gặp nhiều khó khăn do cá nuôi bị dịch bệnh chết và giá cá duy trì ở mức thấp. Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện ở Hải Minh có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi (nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú…), tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014.

29/08/2015
Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố

Mới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã khảo sát và trao đổi với xã viên hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa – xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu về hiện tượng tôm chết sớm xảy ra vào đầu tháng 8, khiến bà con rất lo lắng.

29/08/2015
Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ

Trong khi đó, bệnh thủy sản phát sinh nhiều do thời tiết trong mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về làm giảm chất lượng nước trên sông. Bệnh trên cá tra nuôi thương phẩm chủ yếu là bệnh xuất huyết, gan thận mủ và trắng gan trắng mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 20%; trên cá nuôi lồng bè chủ yếu là bệnh xuất huyết, phù đầu, nổ mắt, thối mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 15%.

29/08/2015
Khai thác thủy sản tăng trên 4% Khai thác thủy sản tăng trên 4%

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

29/08/2015
Ký cam kết không sử dụng chất cấm Ký cam kết không sử dụng chất cấm

Chủ các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai vừa ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi heo. Theo cam kết này, người chăn nuôi sẽ tham gia giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm.

29/08/2015