Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân
Người tử vong là anh Ngô Văn Sinh, tài công tàu KG 94059” - ngày 14-9, Thượng tá Trần Bằng Đức, Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, thông tin.
Cùng ngày, các tàu cá bị tấn công đã cập bến ở Cà Mau. Anh Chao Văn Sáng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), ngư dân đi trên tàu KG 94059, kể lại:
Khoảng 15 giờ 30 ngày 11-9, trong lúc đang bủa lưới trên biển, mọi người hốt hoảng nhận thấy một tàu cao tốc lắp súng máy trước mũi, trên tàu có năm người mặc đồ rằn ri, một người mặc thường phục lăm lăm súng tiểu liên.
“Khi cách chúng tôi chừng 15 m, chúng bất thần nã đạn xối xả. Anh Sinh vội gọi mọi người trốn xuống hầm cá, còn mình ở lại cầm lái. Khoảng 15 phút sau, khi không còn nghe tiếng súng, mọi người lên buồng lái thì thấy anh Sinh đã gục chết” - anh Sáng kể.
Anh Nguyễn Hùng Cường sau khi được phẫu thuật sức khỏe đã ổn định.
Sau khi bắn chết anh Sinh, chiếc tàu cao tốc rời đi tiếp tục tấn công các tàu đánh cá gần đó và bắn gãy nát xương đùi của anh Nguyễn Hùng Cường, cầm lái tàu KG-94811. Anh Cường lập tức được đưa về nhà giàn DK1/10 (trên vùng biển thuộc địa phận Cà Mau) sơ cứu.
Theo nhận định ban đầu từ lực lượng chức năng, khả năng chiếc canô trên của một nhóm cướp có vũ trang, mục đích muốn cướp tàu cá để đòi tiền chuộc. Thượng tá Trần Bằng Đức cho hay hiện vẫn chưa xác định được lực lượng đã gây ra vụ việc kể trên.
Riêng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không phải ít. Trong tháng 8 đã có một ngư dân bị bắn thủng bụng, trên đường chở về đất liền thì tử vong do mất nhiều máu.
Ngồi thất thần bên di ảnh chồng, chị Nguyễn Thị Kim Phương (vợ của nạn nhân Sinh, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành) cho biết hai tháng trước tàu do anh Sinh làm tài công cũng bị tàu nước ngoài bắt rồi thả ra. Sau khi ở nhà hơn một tháng để lo cho hai đứa con vào năm học mới, anh Sinh vừa đi biển mấy ngày thì bị nạn.
Có thể bạn quan tâm
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.
Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm
Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời
Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.
“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.