Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm, Cua, Cá Nước Lợ

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha diện tích tôm cua cá nước lợ. Qua đánh giá, 860/1.006 hộ nuôi có lãi.
Ông Hà Liễm - ngư dân thôn Phước Lý (xã Quảng Phước) thả nuôi 3,2 ha tôm, cua, cá nước lợ. Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi năm trước, ông Liễm chủ động thả nuôi xen ghép tôm của cá, không nuôi chuyên tôm.
Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.
Thôn Mai Dương có 138 hộ nuôi với diện tích 75 ha. Theo ông Nguyễn Thi – Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Mai Dương, qua nắm bắt sơ bộ, toàn HTX có trên 90% hộ có lãi, 10% hộ còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ. Phải nói rằng đây là vụ nuôi thành công nhất từ trước đến nay.
Năm nay, cá, tôm nuôi được mùa, bán được giá, nên nhiều hộ nuôi trên địa bàn thôn có điều kiện trang trải nợ nần. Nhiều gia đình còn có tiền mua sắm và tiếp tục đầu tư tái sản xuất, ông Thi cho biết thêm.
Tương tự, ngư dân nuôi tôm, cua nước lợ ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Thị trấn Sịa, Quảng Lợi và Quảng Thành cũng đang rất phấn khởi khi giá mặt hàng này khá cao, giao động từ 170.000 đ/kg – 180.000 đồng đối với tôm có kích cỡ 40 con/k; cá kình từ 150.000 đ/kg - 180.000 đ/kg…
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT, vụ nuôi năm nay toàn huyện có trên 85% hộ nuôi có lãi. Cá, tôm nuôi được mùa là nhờ môi trường nước đầm phá đảm bảo, đầu vụ nuôi ngư dân chấp hành nghiêm khung lịch thời vụ của ngành thuỷ sản đưa ra, tôm nuôi trước lúc thả đều qua kiểm tra bằng máy PCR…
Có thể bạn quan tâm

Trang trại của vợ chồng ông Trương Trọng Đức (Quảng Lợi) năm nay kém xanh hẳn. Mô hình kết hợp trồng rừng phủ xanh đất cát đồi trọc kết hợp với chăn nuôi lợn, gà và thả cá cho thu nhập cao thì giờ đây lại đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước thiếu nên hoa màu khó phát triển.

Gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) không chỉ đội lốt gà ta thả vườn “xịn” mà tiểu thương còn thi nhau hô biến gà đẻ thải loại thành đặc sản gà Đông Tảo để bán kiếm lời.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thải ra môi trường từ 90 - 120 tấn rác thải là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong khi đó, việc thu gom, xử lý loại rác thải độc hại này theo quy trình đảm bảo an toàn gần như không có!

Để phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản và nhân rộng những mô hình sản xuất bền vững cho giá trị kinh tế cao, Bí thư Tỉnh ủy - Võ Văn Dũng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa có chuyến khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Hoài Ân đã có nhiều thay đổi tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Hoài Ân vẫn còn nhiều việc phải làm.