Hội Thảo Mô Hình Sử Dụng Nước Thải Ao Nuôi Cá Tra Tưới Lúa Ở Đồng Tháp
Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” vụ lúa thu đông năm 2012. Trên 30 bà con nông dân trên địa bàn thị xã tham dự.
Vụ lúa thu đông năm 2012, Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự phối hợp cùng các ngành chức năng thực hiện mô hình này tại xã An Bình B (thị xã Hồng Ngự) với diện tích 6ha của 4 hộ dân, sản xuất cùng loại giống OM6976. Khi thực hiện mô hình, hàng tuần cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân đi thăm đồng theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa và hướng dẫn nông dân bón phân phù hợp, phòng trừ dịch bệnh, cách quản lý nước theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, ghi chép số liệu chi phí sản xuất...
Qua so sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng cho thấy, lúa thực hiện theo mô hình giảm được chi phí sản xuất, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là tiền thủy lợi phí; hiệu quả kinh tế ruộng thực hiện theo mô hình có lợi nhuận trên 4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” đã giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ao nuôi cá trực tiếp thải ra sông rạch.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.
Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).
Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.
Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).
Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.