Quảng Bình dự kiến đóng mới 2 tàu dịch vụ khai thác hải sản

Đến hết năm 2016, tỉnh sẽ đóng mới và nâng cấp bổ sung 80 tàu khai thác hải sản; 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản. Đồng thời, ưu tiên đóng tàu vỏ thép cho ngư dân. Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 17 ngư dân được vay vốn đóng tàu (6 tàu vỏ thép, 11 tàu khai thác vỏ gỗ với tổng dự toán 95,23 tỷ đồng).
Đã có 10 hợp đồng vay vốn được ký kết và 8 tàu (gồm 1 tàu vỏ thép và 7 tàu vỏ gỗ) được đóng mới, 3 tàu vỏ gỗ được hạ thủy, đưa vào khai thác. Cùng đó, địa phương đã tiếp nhận 51 hồ sơ đề nghị hỗ trợ bảo hiểm khai thác hải sản xa bờ với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, trong đó 13 hồ sơ đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ, bảo hiểm rủi ro đặc biệt và bảo hiểm tai nạn thuyền viên; 38 hồ sơ thẩm định không đủ điều kiện...
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, việc hỗ trợ vốn đóng tàu cho người dân còn nhiều vướng mắc. Công tác tư vấn còn hạn chế khiến nhiều người vay vốn phải bỏ ra số tiền lớn hơn dự toán để trang bị ngư lưới cụ và đóng mới tàu khai thác.
Related news

Ngày 26.11, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đối thoại với các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành về việc cá bè xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu chết hàng loạt trong thời gian dài khiến người nông dân điêu đứng.

Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, trong 11 tháng năm nay, nhập khẩu ngô đã đạt mức kỷ lục là 6,56 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,43 tỷ USD, tăng 58,5% về khối lượng và tăng 34,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Những người trồng chuối Hưng Yên hiện đang vui mừng vì chuối liên tục được giá. Thời điểm này, dù chuối vẫn còn non nhưng nhiều thương lái đã đến vườn đặt cọc.

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, cả người dân và các đơn vị tham gia bảo hiểm đều không hào hứng với chính sách này.

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công (1 công = 1.000m2) trồng chuối xiêm, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.