Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Tác giả: Phan Hiển
Ngày đăng: 12/05/2016

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ NN- PTNT gộp 5 dự án trọng điểm thực hiện Đề án quy định tại Khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 706/QĐ- TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ thành 1 dự án chung: Dự án quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam; gồm 5 hợp phần.

Hợp phần 1: Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia.

Hợp phần 2: Phát triển thương hiệu gạo quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hợp phần 3: Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế.

Hợp phần 4: Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hợp phần 5: Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Bộ NN- PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH- ĐT, các cơ quan, hiệp hội liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện dự án trên theo quy định tại Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả những nội dung, giải pháp và nhiệm vụ thực hiện Đề án được giao tại Quyết định số 706/QĐ-TTg.

Bộ NN- PTNT chịu trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2016.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ nông sản Việt Dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ nông sản Việt

Trước việc hàng ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, làm gì để bảo vệ cũng như tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước, nhất là nông sản? Phóng viên Dân Việt trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM.

12/05/2016
Trồng rau hữu cơ cần nhất là... ý thức Trồng rau hữu cơ cần nhất là... ý thức

Được thành lập từ năm 2013, Tổ hợp tác rau hữu cơ Trác Văn ở thôn Lệ Thủy, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đang sản xuất trên 40 loại rau củ quả hữu cơ. Vào thời điểm hiện tại, sản lượng cung cấp cho thị trường của Tổ hợp tác rau hữu cơ Trác Văn đạt trên 2,5 tấn/tháng.

12/05/2016
Trồng đậu xanh ở vùng rốn hạn, lãi 9 triệu đồng/sào Trồng đậu xanh ở vùng rốn hạn, lãi 9 triệu đồng/sào

Trước tình hình nắng nóng gây gắt, nông dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và giống đậu xanh chịu hạn ĐX208 đã mang lại tín hiệu vui cho bà con.

12/05/2016