Trồng rau hữu cơ cần nhất là... ý thức
Các thành viên nói không với việc trồng rau song song - nghĩa là không gieo trồng các giống rau bên ngoài với giống rau trong mô hình trồng rau hữu cơ, tránh tình trạng trà trộn rau”.
Bà Bùi Thị Vinh
Theo bà Đỗ Thị Tuyết - Chủ tịch UBND xã Trác Văn, thành viên trong Ban chỉ đạo mô hình rau hữu cơ, năm 2013, Tổ hợp tác rau hữu cơ Trác Văn được thành lập với mục tiêu tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, năng suất cao, đồng thời bảo đảm an toàn với người tiêu dùng.
Nhờ sự giúp đỡ của Trường Cao đẳng NNPTNT, 100% tổ viên được tập huấn kỹ thuật trồng, sơ chế, đóng gói sản phẩm, được hướng dẫn xây nhà ủ phân, xây bể chứa nước, nhà ươm cây giống. Chỉ sau 3 tháng học nghề, các tổ viên đã có kiến thức cùng với kinh nghiệm thực tế để sản xuất rau hữu cơ. Tổ hợp tác đã tiến hành thử nghiệm trồng so sánh 2 sào đậu đũa. Kết quả thu được 900kg quả, trừ chi phí cho thu nhập hơn 2 triệu đồng/sào. Từ hiệu quả thử nghiệm, diện tích trồng rau hữu cơ ngày càng mở rộng. Mức thu nhập đạt trên 4 triệu/người/tháng, cao hơn so với sản xuất rau thông thường.
Bà Tuyết cho hay: “Chúng tôi đã áp dụng tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ do liên đoàn các phong trào hữu cơ quốc tế IFOAM công nhận. Sản phẩm được Ban điều phối PGS Việt Nam chứng nhận rau hữu cơ PGS (Participatory Guarantee System- Hệ thống bảo đảm chất lượng cùng tham gia) cho sản phẩm sạch. Hiện sản phẩm đang cung cấp cho cho chuỗi cửa hàng rau sạch Bác Tôm”.
Bà Bùi Thị Vinh – Trưởng liên nhóm Tổ hợp tác cho biết: “Sản xuất rau hữu cơ không quá khó, quan trọng là ý thức của các hộ có tuân thủ đúng quy trình hay không. Trong sản xuất rau hữu cơ, Tổ hợp tác Trác Văn đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ viên. Theo đó, mùa vụ trồng cây gì, thời điểm trồng, cách phân công lao động và thu hái sản phẩm cũng đều có sự điều chỉnh, tính toán kỹ theo từng nhóm”.
Để đảm bảo sản phẩm rau hữu cơ có chất lượng, mỗi tổ viên đều phải thực hiện đúng quy trình sản xuất nông sản hữu cơ. Trong đó, làm đất thủ công, quá trình trồng và chăm sóc không được sử dụng phân bón vô cơ, chỉ sử dụng phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Dùng thảo dược tự chế từ lá xoan, gừng, nhựa thông để phun, bắt diệt trừ sâu bọ. Hạt giống được mua tại địa chỉ có uy tín, rõ nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây đã có nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu và mở rộng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, kể từ khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được các bên thông qua.
Một trong những mục tiêu mà Thành ủy Hà Nội đề ra là trong 4 năm tới, toàn thành phố phải có trên 300 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 80% số xã).
Trước việc hàng ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, làm gì để bảo vệ cũng như tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước, nhất là nông sản? Phóng viên Dân Việt trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM.