Dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ nông sản Việt
Tập đoàn Central Group của Thái Lan vừa mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam thì ngay lập tức họ đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nông, thủy sản tăng chiết khấu lên hơn 20%. Hành động này của Big C nói lên điều gì, thưa ông?
- Không chỉ Big C Việt Nam mà hệ thống Metro ở Việt Nam cũng đang do người Thái làm chủ. Điều đó cho thấy dù ít hay nhiều thì doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nông, thủy sản đang gặp nhiều thách thức hơn khi phải cạnh tranh với hàng hóa Thái Lan ngay trên sân nhà.
Và việc hệ thống Big C Việt Nam tăng chiết khấu lên mức cao là một mũi tên trúng nhiều đích. Trước hết, bằng cách tăng chiết khấu, nhà bán lẻ sẽ dễ dàng dần loại bỏ được những nhà cung cấp Việt Nam vì chi phí bán hàng cao, không còn lời. Mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lại khó khăn nhiều mặt nên khó có thể trụ được lâu dài trên quầy kệ với mức chiết khấu cao như vậy. Bởi không chỉ chiết khấu, còn có các chi phí cho khuyến mãi, vận chuyển... Mà một khi hàng Việt ra đi thì đó sẽ là cơ hội để hàng Thái chiếm chỗ, thậm chí doanh nghiệp nội sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm...
Có phải ông muốn nói doanh nghiệp Việt buộc phải “bán mình”?
"Theo tôi đây là cơ hội để hàng Việt Nam khẳng định mình. Áp lực cạnh tranh thì rất nhiều nhưng chính áp lực đó lại là động lực để những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tiềm lực phát triển. Còn với những doanh nghiệp làm ăn bất minh, không coi trọng người tiêu dùng sẽ bị phá sản”.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng
- Đúng rồi! Một khi anh chi phối được hệ thống bán lẻ, làm chủ đầu ra của hàng hóa thì những nhà sản xuất mặt hàng nông thủy sản vừa và nhỏ Việt Nam sẽ không chống chọi nổi. Lúc này họ chấp nhận làm hàng gia công nếu không thì buộc phải “bán mình” cho doanh nghiệp nước ngoài.
Tôi lấy ví dụ ngay sau khi có thông tin Big C Việt Nam yêu cầu tăng chiết khấu thì lập tức Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản thuộc câu lạc bộ hàng nội địa VASEP tới hệ thống Big C Việt Nam đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời giảm tổng mức chiết khấu xuống mức nhỏ hơn hoặc bằng 15%. Đây cũng là cách bảo vệ mình đối với các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hàng.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước?
- Chúng ta là thành viên của WTO nên áp dụng các quy định của tổ chức này để bảo vệ sản xuất trong nước. WTO có quy định khung, cung cấp cho các nước thành viên công cụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại tác động tiêu cực, đột ngột của cắt giảm thuế quan, hàng nhập khẩu hoặc các biện pháp hành chính. Tuy nhiên biện pháp truyền thống các nước thường áp dụng là biện pháp thuế quan để bảo vệ hàng trong nước.
Bộ NNPTNT dự báo, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp sẽ đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2020 và 8 tỷ USD vào năm 2030. Để tiếp tục thu hút vốn FDI, Bộ này vừa hoàn thiện các chính sách ưu đãi thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực ưu đãi.
Một biện pháp nổi tiếng khác mà WTO cho phép là hàng rào kỹ thuật. Đây là biện pháp hữu hiệu được các nước lựa chọn nhiều để sử dụng. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cao để hàng hóa nhập vào phải đáp ứng tiêu chuẩn đó mới được phép nhập.
WTO còn 3 công cụ phòng vệ thương mại cho phép các quốc gia thành viên áp dụng gồm tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá.
Có ý kiến cho rằng chúng ta áp dụng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp, nền sản xuất trong nước còn mỏng và chưa hiệu quả. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?
- Tôi đồng ý với ý kiến này. Ở Việt Nam, khi xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao thì hạn chế sản xuất trong nước, nếu xây dựng thấp thì các nước dễ dàng đáp ứng nên những biện pháp chúng ta áp dụng vào để bảo vệ doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Việt Nam cần áp dụng những biệp pháp bảo vệ doanh nghiệp trong nước hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ là Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã năng nổ, mẫn cán trong công việc, ông Tạ Đình Căn ở xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) còn là người tiên phong trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Từ làm trang trại, gia đình ông Căn có thu nhập vài tỷ đồng/năm.
Thời gian gần đây đã có nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu và mở rộng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, kể từ khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương được các bên thông qua.
Một trong những mục tiêu mà Thành ủy Hà Nội đề ra là trong 4 năm tới, toàn thành phố phải có trên 300 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 80% số xã).