Trồng đậu xanh ở vùng rốn hạn, lãi 9 triệu đồng/sào
Anh Bay Thanh Nếu (thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn) cho biết, gia đình anh có 5 sào ruộng, mấy năm trước chỉ trồng được 1 vụ lúa, thời gian còn lại ruộng bỏ hoang. Được sự hỗ trợ giống và kỹ thuật của Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố, UBND xã Mỹ Sơn và Trạm Khuyến nông huyện Ninh Sơn, anh Nếu đã thuê máy cày đất để gieo giống đậu xanh ĐX208.
Sau hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay anh đã thu hoạch vụ đầu tiên, năng suất đạt hơn 1,5 tạ/sào, với giá bán từ 24.000 – 27.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 15 triệu đồng, gấp đôi so với trồng lúa. Anh Nếu cho biết, đậu xanh ĐX208 chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt, tiết kiệm được nước tưới, đầu tư ít hơn so với trồng lúa nên cho lãi cao hơn. “Giống đậu xanh này vừa cho thu nhập trong mùa hạn hán vừa giúp nhà nông tận dụng phế phẩm để phục vụ cho chăn nuôi nên nông dân rất ưa chuộng” - anh Nếu vui vẻ nói.
Cách đó không xa là vườn đậu khoảng 3 sào của anh Mai Thành Dũng. Anh Dũng chia sẻ, nếu trồng lúa thì chưa chắc đã có thu hoạch, nhờ được cán bộ khuyến nông hướng dẫn trồng đậu xanh nên anh đã có thu nhập đáng kể. Thực sự ban đầu anh còn ngần ngại không dám trồng vì sợ lỗ, nhưng được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình nên anh mới mạnh dạn trồng. Đến nay đậu xanh đã cho thu hoạch, năng suất đạt 1,7 tạ/sào, trừ chi phí lãi hơn 9 triệu đồng.
Ông Đàng Năng Bửu – Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển (Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố) cho biết thêm, đậu xanh ĐX208 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với một số giống truyền thống vì năng suất cao bình quân trên 1,5 tấn/ha, ít nhiễm bệnh, ít sử dụng nước, phù hợp với điều kiện khô hạn, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch chỉ khoảng 70 – 75 ngày.
Theo ông Bửu, riêng tại thôn Mỹ Hiệp, Công ty đã phối hợp chính quyền địa phương triển khai gieo trồng hơn 115ha, với 297hộ tham gia. Đặc biệt, trồng đậu xanh sẽ tiếp kiệm được lượng nước tưới từ 7.000 - 7.500m3/ha đất gieo trồng và giúp đất tươi xốp cho các vụ sau.
Có thể bạn quan tâm
Một trong những mục tiêu mà Thành ủy Hà Nội đề ra là trong 4 năm tới, toàn thành phố phải có trên 300 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 80% số xã).
Trước việc hàng ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, làm gì để bảo vệ cũng như tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước, nhất là nông sản? Phóng viên Dân Việt trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM.
Được thành lập từ năm 2013, Tổ hợp tác rau hữu cơ Trác Văn ở thôn Lệ Thủy, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đang sản xuất trên 40 loại rau củ quả hữu cơ. Vào thời điểm hiện tại, sản lượng cung cấp cho thị trường của Tổ hợp tác rau hữu cơ Trác Văn đạt trên 2,5 tấn/tháng.