Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản lý nước trong ao lắng

Quản lý nước trong ao lắng
Ngày đăng: 27/09/2015

Vì vậy, để có nguồn nước sạch và ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ trong... thì việc đầu tư xây dựng và quản lý nước trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi là rất cần thiết. ​

Nhận định về vấn đề này, chị Đỗ Thị Cẩm Hương nuôi tôm tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết:

"Sử dụng ao lắng giúp cho chị yên tâm rất nhiều vì nguồn nước cấp trực tiếp từ sông dễ bị ô nhiễm do môi trường xung quanh nhất là vào mùa mưa môi trường nước không ổn định làm tôm dễ bị sốc và nhiễm bệnh".

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ao lắng, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, ao lắng không cần diện tích quá lớn, thường cần khoảng 20 - 25% diện tích ao nuôi.

Thứ hai, khi lấy nước từ kênh, rạch, sông… vào ao lắng cần qua cống cấp có túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp...

Thứ ba, sau khi lấy nước vào ao lắng cần chạy quạt nước liên tục trong 2 - 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

Thứ tư, cần diệt tạp, diệt khuẩn nước trong ao lắng, vào khoảng 8 giờ sáng hoặc vào lúc 16 giờ chiều. Nên sử dụng chlorine với nồng độ 30ppm (30 kg/1000m3 nước) hoặc những chất diệt tạp có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất cấm.

Thứ năm, sau khi diệt tạp, diệt khuẩn, tiếp tục cho quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng chlorine. Có thể kiểm tra dư lượng chlorine bằng thuốc thử.

Thứ sáu, khi cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi cần qua ít nhất 2 lớp túi lọc bằng vải dày. Mức nước cấp vào ao nuôi đạt từ 1,3 - 1,5m là thích hợp. Sau khi cấp nước, để lắng khoảng 2 ngày.

Thực hiện đầy đủ các thao tác nêu trên, chúng ta sẽ đảm bảo có được nguồn nước sạch để nuôi tôm vì nguồn nước sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro do dịch bệnh và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

20/01/2015
Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014 Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

20/01/2015
Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

20/01/2015
Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.

20/01/2015
Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

20/01/2015